CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2. Giải pháp nâng cao thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động cho vay
Thứ nhất, cần đẩy mạnh và tăng cường chức năng cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mở rộng địa bàn cho vay. Trong thời gian tới cần mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm giảm bớt áp lực cho trụ sở chính của chi nhánh.
Thứ hai, đối với đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải có riêng bộ phận chuyên trách để theo dõi đối tượng này và thường xuyên thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng này.
Thứ ba, cần đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm hướng đến khách hàng cá nhân như: cho vay mua nhà, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cho vay mua xe ô tô, xe máy, cho vay du học, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cấp hạn mức thấu chi, cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình, cho vay cán bộ quản lý dự án…
Thứ tư, tập trung tối đa vào lực lượng cán bộ công nhân viên trong tỉnh, tiếp tục mở rộng công tác cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên về lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Thứ năm, mở rộng địa bàn, chủ động tiếp cận với khách hàng. Đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có thể thấy đa số các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng cần nghiên cứu chính sách lãi suất hỗ trợ cho các đối tượng này.
Chẳng hạn như hỗ trợ lãi suất trong thời gian xây dựng dự án trong vòng bao nhiêu năm, sau đó khi dự án đi vào hoạt động và có hiệu quả kinh doanh thì mức lãi suất sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thứ sáu, phòng hành chính nhân sự cần tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ làm công tác cho vay. Bên cạnh đó cần củng cố lực lượng làm công tác tín dụng vững vàng về nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tín dụng.
Cuối cùng, chi nhánh cần cải cách thủ tục hồ sơ vay vốn theo tiêu chí an toàn, đơn giản hoá thủ tục.