CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đo lường biến nghiên cứu
3.2.1. Biến phụ thuộc trong mô hình
INOA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL trên tổng tài sản của chi nhánh, nó cho thấy thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL đạt được từ mỗi đồng tài sản của ngân hàng và hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng để tạo ra doanh thu. INOA được xác định bằng công thức:
INOA = Thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL
x 100% Tổng tài sản
Để tính được chỉ tiêu INOA tác giả lấy dữ liệu thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL và tổng tài sản từ báo cáo tổng kết các năm của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng. Dữ liệu được thu thập theo quý từ quý I/2006 đến quý IV/2015.
3.2.2. Biến độc lập trong mô hình
Trong phạm vi nghiên cứu một chi nhánh và riêng cho lĩnh vực bán lẻ, tác giả tiến hành tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tổng hợp ở bảng 2.2 và đồng thời điều chỉnh tên biến, đo lường các biến cho phù hợp với phạm vi một chi nhánh và riêng cho lĩnh vực bán lẻ. Tác giả chia các nhân tố tác động đến thu nhập ròng làm hai nhóm: nhóm nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô (các yếu tố kinh tế vĩ mô tỉnh Lâm Đồng).
3.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng
Quy mô ngân hàng (LNTA): Trong hầu hết các lý thuyết tài chính, tổng tài
sản của ngân hàng được sử dụng đại diện cho quy mô ngân hàng. Quy mô ngân hàng bằng logarit tổng tài sản (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007; Riaz và Mehar 2011). Tác giả kỳ vọng biến quy mô ngân hàng tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Quy mô ngân hàng tính bằng:
LNTA = Log (Tổng tài sản)
Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (CR): Tác giả sử dụng chỉ tiêu chi phí
dự phòng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ của khách hàng cá nhân (khách hàng cá nhân bao gồm các hộ gia đình) để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng (Sufian và Habiullah 2009; Riaz và Mehar2011). Các lý thuyết cho thấy rằng tăng rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng, vì vậy trong bài nghiên cứu tác giả kỳ vọng mối quan ngược chiều với INOA.
CR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của KH cá nhân /Dư nợ tín dụng của KH cá nhân
Cho vay khách hàng cá nhân (LA): Tác giả sử dụng chỉ tiêu dư nợ cho vay
khách hàng cá nhân trên tổng tài sản để ước tính thành phần thu nhập do chất lượng quản lý tài sản mang lại. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Các khoản cho vay khách hàng cá nhân dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Riaz và Mehar (2011), khi gia tăng các khoản vay điều này dẫn đến làm gia tăng chi phí dự phòng rủi ro. Do đó, nhiều khoản vay của các NHTM được quy vào nợ xấu không tạo ra lợi nhuận mà thậm chỉ gây ra rủi ro tổn thất cho NHTM.
Quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân (DA): Tiền gửi là nguồn vốn chính
của ngân hàng và tốn chi phí thấp nhất, càng nhiều các khoản tiền gửi chuyển sang cho vay thì ngân hàng thu được biên độ lãi suất và lợi nhuận càng cao (Riaz và Mehar,2011). Quy mô tiền gửi càng lớn thì tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng gia tăng hoạt động cho vay tạo ra chênh lệch lãi suất; do đó có thể chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Công thức xác định DA như sau:
DA = Tiền gửi khách hàng cá nhân /Tổng tài sản.
Chênh lệch lãi suất của khách hàng cá nhân (IR): Chênh lệch lãi suất cho
vay của khách hàng cá nhân và lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân trong từng thời kỳ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà ngân hàng đạt được. Chênh lệch lãi suất được xác định bằng công thức = lãi suất trung bình cho vay KHCN trong kỳ - lãi suất trung bình tiền gửi của KHCN trong kỳ. Trong số các nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa chênh lệch lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng là Bourke (1989), Claeys và VanderVennet (2008). Do đó, tác giả kỳ vọng chênh lệch lãi suất của KHCN tác động cùng chiều với biến INOA.
Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ NHBL trên tổng tài sản (NII)
Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ NHBL trên tổng tài sản được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng với tổng tài sản.Theo xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng hiện đại, ngoài nguồn lợi nhuận chính là thu từ hoạt động cho vay và đầu tư thì nguồn thu từ các hoạt động khác đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng, quy mô của nguồn thu này biểu hiện mức độ hiện đại của ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ
NHBL trên tổng tài sản là một biến đại diện cho các hoạt động kinh doanh phi truyền thống của ngân hàng. Trujillo-Ponce (2013) đã khẳng định tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản có mối liên hệ tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.
3.2.2.2. Nhóm nhân tố vĩ mô của tỉnh Lâm Đồng
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Lâm Đồng (GDP): là một công cụ đo lường
tổng thể hoạt động kinh tế và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng. GDP có tác động vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng như tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng. GDP có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Samina Riaz và Ayub Mehar 2011). Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong đợi mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm và lợi nhuận ngân hàng.
Chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Lâm Đồng (CPI): CPI đo lường tốc độ tăng
giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ. CPI ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng có thể là tương quan thuận hoặc tương quan nghịch (Perry 1992). Nếu dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu nhanh hơn chi phí. Ngược lại, nếu lạm phát không dự đoán được, ngân hàng không thể thực hiện điều chỉnh riêng lẻ đối với lãi suất vì vậy chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. Nhưng hầu hết cuộc nghiên cứu đều cho thấy tương quan thuận giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng (Bourke 1989; Hassan and Bashir 2003; Kossmidou 2006). Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong đợi mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và lợi nhuận của ngân hàng.