Đánh giá chung về thu nhập hoạt động ngân hàng bán lẻ của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh

4.1.2.2. Đánh giá chung về thu nhập hoạt động ngân hàng bán lẻ của chi nhánh

*/ Những kết quả hoạt động NHBL

Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV Trung ương về tín dụng, huy động vốn, kho quỹ, ngoại hối…

Công tác điều hành hoạt động kinh doanh luôn được ban lãnh đạo quan tâm chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là chỉ đạo về lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay đảm bảo khả năng cạnh tranh; Liên tục cập nhật theo sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, theo tín hiệu của thị trường.

Công tác chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh luôn được quan tâm và triển khai một cách có hệ thống. Các chỉ tiêu kế hoạch được phân giao theo quý, năm để các bộ phận có căn cứ chủ động phân giao kế hoạch đến từng cán bộ. Định kỳ hàng tháng tiến hành đánh giá kết quả thực hiện của tháng trước và kế hoạch công tác tháng sau. Đặc biệt, đối với một số khách hàng quan trọng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, một số khách hàng cá nhân do chính ban giám đốc trực tiếp chăm sóc.

Kịp thời triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như các chương trình huy động vốn, các chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi, dịch vụ ngân hàng điện tử IBMB, dịch vụ thanh toán hóa đơn online.. Hiện nay, BIDV có danh mục sản phẩm dịch vụ tương đối đa dạng, đầy đủ, có tính cạnh tranh so với các NHTM khác,đồng thời BIDV cũngthường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn mới phù hợp với nhu cầu khách hàng, thị trường.

Về hoạt động kinh doanh: huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, thu dịch vụ ròng tăng trưởng cao và lợi nhuận trước thuế tăng cao so với các năm trước.

Các sản phẩm bán lẻ được chú trọng triển khai và đều có sự tăng trưởng tốt. Huy động vốn bán lẻ tăng trưởng cao qua các năm, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) trong tổng nguồn vốn huy động.

Mạng lưới hoạt động, kênh phân phối ngày càng được mở rộng.

Chi nhánh đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền khách hàng với số lượng khách hàng ngày càng gia tăng. Các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của BIDV được triển khai liên tục, đồng bộ; Cụ thể: thay thế các biển hiệu, logo, hình ảnh, các ấn phẩm truyền thông… tại trụ sở, phòng giao dịch, trụ ATM theo tên Ngân hàng TMCP, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại cẩm nang nhận diện thương hiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đồng thời, chi nhánh triển khai các chương trình marketing sản phẩm dịch vụ tại các điểm giao dịch, quảng cáo và đưa tin giới thiệu các hoạt động, sản phẩm dịch vụ của BIDV trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

Chi nhánh ngày càng khẳng định vị thế, hình ảnh, thương hiệu và uy tín trên địa bàn.

*/ Những hạn chế và nguyên nhân

Huy động vốn tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, khả năng huy động vốn trung dài hạn còn nhiều khó khăn.

Từ năm 2008 khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu bước vào thời kỳ khó khăn, khủng hoảng, hoạt động ngân hàng gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng. Nợ xấu có chiều hướng gia tăng so với những năm trước. Các hộ kinh doanh cá thể và cá thể gặp khó khăn do lạm phát, chi phí đầu vào cũng như lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tình hình tài chính của khách hàng yếu kém ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngân hàng.

Chính sách khách hàng chưa được triển khai tốt. Mặc dù chi nhánh đã phân đoạn khách hàng và bước đầu có chính sách riêng cho từng nhóm khách hàng. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào nhóm khách hàng quan trọng, chưa chú trọng đến nhóm khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, một số điều kiện ràng buộc khi cấp tín

dụng như chuyển doanh thu qua BIDV, duy trì số dư tiền gửi, sử dụng dịch vụ… chưa được thực hiện quyết liệt.

Thu từ kinh doanh ngọai tệ và phái sinh giảm mạnh do doanh số mua bán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá mua và bán trong năm thấp; tỷ giá ngoại tệ và giá cà phê biến động liên tục nên hầu như không có khách hàng sử dụng các dịch vụ phái sinh.

Phòng khách hàng cá nhân tại chi nhánh đã được thành lập nhưng chủ yếu vẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng là chính, mới bước đầu triển khai việc marketing và bán các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Hầu hết các cán bộ quản lý khách hàng cá nhân chưa được đào tạo chuyên sâu kỹ năng bán hàng. Do đó, khả năng tư vấn sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế.

Thu dịch vụ ròng vẫn tập trung ở dòng sản phẩm truyền thống như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ; các sản phẩm dịch vụ mới, dịch vụ bán lẻ (BSMS, thẻ, thanh toán hoá đơn …) mặc dù đạt kết quả khả quan nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng các dịch vụ bán lẻ chưa ổn định, tiện ích chưa đa dạng, sức cạnh tranh còn hạn chế. Công tác tiếp thị, bán các sản phẩm dịch vụ bán lẻ chưa được các bộ phận giao dịch, quản lý khách hàng chú trọng.

Phong cách giao dịch, chất lượng giao dịch và phục vụ khách hàng tại một số bộ phận nghiệp vụ chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)