Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Kết quả nghiên cứu của Dietricha và Wanzenried (2010) cho thấy góc nhìn toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Nhân tố được chia thành 02 nhóm, bao gồm: ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính và các yếu tố vĩ mô. Trong nghiên cứu này không sử dụng chỉ tiêu thu nhập lãi ròng của NHTM để đo lường hiệu quả hoạt động, thay vào đó nghiên cứu có đề cập đến tổng thu nhập từ lãi/tổng thu nhập, tỷ lệ thu nhập – chi phí ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà trực tiếp có mối quan hệ với lợi nhuận ròng của các NHTM. Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động chung của các NHTM song chưa nhắc đến đối tượng cụ thể là hoạt động ngân hàng bán lẻ khách hàng cá nhân. Tuy nhiên nội dung của nghiên cứu này là nền tảng kế thừa quan trọng trong nghiên cứu của tác giả khi nghiên cứu đối tượng cụ thể trong phạm vi không gian hẹp như chi nhánh BIDV Lâm Đồng.

Đối với Trujillo-Ponce (2013), kết quả nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua tỷ lệ lợi nhuận ròng, lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản (NII_TA), qua việc đo lường này cũng thấy được phần nào ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập lãi ròng/tổng tài sản. Mô hình này là căn cứ quan trọng đối với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng của các NHTM nói chung và thu nhập lãi ròng từ hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng. Riaz và Mehar (2011), Alper và Anbar (2011), Ali K, Akhatar F. M và Ahmed Z.H (2011), Dietricha và Wanzenried (2010), Ngô Phương Khanh (2013), Phan Thị Hằng Nga (2011) đều sử dụng 2 biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận của NHTM là ROA và ROE. Với đặc thù của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng là một đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống BIDV, thực hiện hạch toán phụ thuộc và bắt buộc phải tuân thủ quy chế: các đơn vị thành viên hoạt động trong phạm vi ủy quyền và nhận khoán tài chính theo quy định của BIDV, không có vốn chủ sở hữu riêng cho từng đơn vị mà nguồn vốn này do BIDV quản lý. Mặt khác, chỉ xét riêng đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV - chi

nhánh Lâm Đồng, nên biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL chia cho tổng tài sản (ký hiệu là INOA)

INOA= β0+ β1LNTA+ β2CR+ β3LA+ β4DA+ β5IR+ β6NII+ β7GDP+ β8CPI Bảng 3.1: Các giả thuyết thống kê

Ký hiệu Biến nghiên cứu Nguồn Chiều

LNTA Quy mô ngân hàng

Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos (2007); Riaz và Mehar (2011)

+

CR Rủi ro tín dụng Sufian và Habiullah (2009); Riaz

và Mehar (2011) -

LA Cho vay KHCN Kossmidou, Paisouras và

Tsaklanganos (2007) +

DA Quy mô tiền gửi KHCN Riaz và Mehar (2011) +

NII Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi Trujillo-Ponce (2013) + IR Chênh lệch lãi suất Bourke (1989), Claeys và Vander

Vennet (2008) +

GDP Tốc độ tăng trưởng tổng

sản phẩm quốc nội Riaz và Mehar (2011) +

CPI Chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Lâm Đồng

Bourke (1989); Hassan and Bashir

(2003); Kossmidou (2006) -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)