Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 92 - 93)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.4 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Do thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn hẹp cộng với khả năng tiếp cận thông tin để thực hiện đề tài còn nhiều khó khăn nên luận văn vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo như:

Mô hình sử dụng của luận văn là mô hình SERVQUAL của Parasuraman & ctg năm 1988, mô hình được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất để đo lường chất lượng dịch vụ. Đây là mô hình gốc và được đánh giá, kiểm định khắt khe. Hiện tại đã có đề tài cải tiến các thang đo trong mô hình SERVQUAL (1988) để phù hợp với thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong thời đại mới. Song, để áp dụng mô hình SERVQUAL cải tiến này, các nghiên cứu mới phải đưa ra các lập luận vững chắc cho các điểm cải tiến nhằm đảm bảo tính thuyết phục của đề tài.

Phương pháp chọn mẫu của đề tài là phương pháp thuận tiện nên mẫu được phân tích có thể không mang tính đại diện cao. Ở góc độ nghiên cứu học thuật luận văn không thể tiếp cận được kho dữ liệu khách hàng của chi nhánh do quy định về tính bảo mật. Tuy nhiên, nhằm đánh giá chính xác hơn chất lượng DVNHBL tại đơn vị và có giải pháp phù hợp nhất thì các nghiên cứu với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ban Giám đốc và Vietcombank Trụ sở chính có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất.

Đề tài chưa đánh giá và phân tích triệt để các chỉ tiêu đo lường chất lượng DVNHBL dưới góc độ Vietcombank do chưa có đủ cơ sở dữ liệu và khả năng tiếp cận phương thức thống kê chỉ tiêu của Vietcombank Trụ sở chính còn hạn chế.

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các khách hàng bán lẻ hiện hữu của chi nhánh vì chi phí để thu hút khách hàng mới cao hơn nhiều so với việc duy trì và

phát triển quan hệ với khách hàng cũ. Để tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu ở góc độ ngân hàng là trong mối quan hệ với hệ thống Vietcombank vì kết quả hoạt động của một chi nhánh được đánh giá như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính sách của Trụ sở chính. Các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét nhóm khách hàng mục tiêu trong khu vực quản lý của chi nhánh và so sánh chất lượng của chi nhánh với các chi nhánh khác trên địa bàn để nâng cao hơn nữa chất lượng DVNHBL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 92 - 93)