Các chỉ tiêu đánh giá chung cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1Các chỉ tiêu đánh giá chung cho các ngân hàng

4.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng bán lẻ

Huy động vốn từ KHBL của chi nhánh tăng bình quân 41,6%/năm giai đoạn 2013-2017, trong khi chỉ tiêu này của Vietcombank là 17,7%. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ KHBL của chi nhánh từng năm trong giai đoạn nghiên cứu đều lớn hơn hệ thống Vietcombank trừ năm 2017. Có được điều này là do nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau khủng hoảng, nhà nước ưu tiên phát triển sản xuất nên các khu

vực có nhiều doanh nghiệp sản xuất sẽ phát triển mạnh hơn. Hơn nữa, sau khởi xướng của Thống đốc NHNN Việt Nam năm 2014 đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1, tinh thần và khí thế của toàn thể cán bộ nhân viên được tăng cao. Đặc biệt, trong năm 2013 VCB Nam Bình Dương có sự thay đổi chủ chốt trong Ban Giám đốc và tiếp đó là việc cơ cấu lại và tuyển dụng thêm nhiều nhân sự có chất lượng. Sự sụt giảm tăng trưởng trong năm 2017 là dấu hiệu cảnh báo rằng VCB Nam Bình Dương cần liên tục cố gắng và phát huy hết tiềm năng. Thị phần huy động vốn từ KHBL của VCB Nam Bình Dương năm 2017 mới chỉ chiếm 1,83% thị phần huy động vốn từ KHBL của cả tỉnh, nên tiềm năng phát triển DVNHBL của chi nhánh vẫn còn rất nhiều. Sự sụt giảm trong năm 2017 là do những giải pháp tăng trưởng được Ban Giám đốc đương nhiệm đề ra ban đầu như chính sách giá, khai thác các mối quan hệ, phát triển quy mô nhân sự… đã giảm hiệu quả. Hiện tại Vietcombank chú trọng chỉ tiêu lợi nhuận hơn chỉ tiêu quy mô nên nâng cao chất lượng DVNHBL sẽ là giải pháp mới mà chi nhánh nên xem xét để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển giao dịch với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Nam Bình Dương và Vietcombank

Hình 4.2: Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn từ khách hàng bán lẻ giai đoạn 2013 - 2017

4.3.1.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ khách hàng bán lẻ

Với cùng những nguyên nhân tăng trưởng huy động vốn nêu trên, tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân từ KHBL tại chi nhánh giai đoạn 2013 – 2017 là

nợ tín dụng từ KHBL của VCB Nam Bình Dương từng năm trong giai đoạn nghiên cứu đều lớn hơn hệ thống Vietcombank trừ năm 2017. Năm 2017 tốc độ này là 39,5%, thấp hơn không nhiều so với mức tăng chung của hệ thống Vietcombank là 43%. Tại địa bàn tỉnh Bình Dương, từ một chi nhánh chiếm thị phần cho vay KHBL không đáng kể năm 2013 (1,9%), thị phần cho vay KHBL năm 2017 của chi nhánh đã tăng lên 4,7% là một thành tựu đáng kể. Với lợi thế gần khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động, hộ gia đình và DNNVV, thị phần trên địa bàn còn thấp, tiềm năng tín dụng bán lẻ của chi nhánh vẫn còn nhiều.

Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Nam Bình Dương và Vietcombank

Hình 4.3: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng từ khách hàng bán lẻ giai đoạn 2013 - 2017

4.3.1.3 Tỷ lệ nợ xấu từ khách hàng bán lẻ

Trong giai đoạn 2013 – 2017, tỷ lệ nợ xấu từ KHBL của VCB Nam Bình Dương thấp hơn hệ thống Vietcombank. Có được điều này là do VCB Nam Bình Dương luôn chấp hành tốt các quy định, quy trình và chính sách tín dụng của hệ thống. Ngoài ra, VCB Nam Bình Dương còn chủ trương lựa chọn cấp tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, ngành nghề ổn định, tài sản đảm bảo đầy đủ. Tỷ lệ nợ xấu từ KHBL của VCB Nam Bình Dương và hệ thống Vietcombank giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu là do sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và chính sách tín dụng chặt chẽ hơn của ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Nam Bình Dương và Vietcombank

Hình 4.4: Tỷ lệ nợ xấu từ khách hàng bán lẻ giai đoạn 2013 - 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 53 - 56)