CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Để thực hiện việc phân tích mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của 90 khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang quan hệ tín dụng tại BIDV Ninh Thuận, mỗi khách hàng lựa chọn ngẫu nhiên 3 bộ hồ sơ vay vốn phát sinh trong 3 năm gần nhất (2015, 2016, 2017), như vậy có tộng cộng 270 quan sát. Bảng 4.1 và 4.2 dưới đây là các số liệu thống kê tính được trên mẫu nghiên cứu:
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến định tính
Biến độc lập Số quan sát Tỷ lệ Ngành nghề kinh doanh (NNKD) Ngành xây lắp 105 38.9% Ngành khác 165 61.1% Tổng cộng 270 Số năm hoạt động (SNHD) SNHD ≤ 11 năm 142 52.6% SNHD > 11 năm 128 47.4% Tổng cộng 270 Mục đích sử dụng vốn vay (MDVV) Sử dụng vốn đúng mục đích 251 93.0% Sử dụng vốn sai mục đích 19 7.0% Tổng cộng 270
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các biến định lượng Chỉ tiêu TTHH VLDR DBTC DTKD ROE QMDN DTNH LSCV STCV TSBĐ Trung bình 19,21 4.478,43 1,89 8,234.91 10,57% 73.817,84 14,68 9,29% 20.442,89 461% Giá trị Mode 1,00 1.113,00 1,09 -25.674,00 2,00% 2,244.00 2,30 9,00% 9.255,00 147% Nhỏ nhất 0,07 -92.430,00 0,02 -108.388,00 - 107,00% 646 0,00 5,00% 46,18 12% Lớn nhất 1.559,00 87.657,00 52,94 620.961,00 128,00% 2.045.940,00 988,98 12,00% 349.738,58 38.331%
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS Ghi chú: Các chỉ tiêu VLDR, DTKD, QMDN, STCV đơn vị tính là triệu đồng.
Bảng 4.1 và Bảng 4.2 cho thấy các dữ liệu thống kê các yếu tố liên quan đến việc phân tích khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp cụ thể như sau:
Về ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp được chọn để quan sát hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó tác giả chia thành hai nhóm: nhóm các doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành xây lắp gồm 105 quan sát (chiếm tỷ lệ 38,9%) và có 165 quan sát (chiếm tỷ lệ 61,1%) là nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác như: thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến, sản xuất, kinh doanh xăng dầu. Việc phân chia này là do các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV Ninh Thuận chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, điều này cũng do đặc thù kinh tế tỉnh Ninh Thuận với các hoạt động thương mại dịch vụ chưa phát triển, các khu công nghiệp và khu chế xuất chưa nhiều, trong giai đoạn hiện nay tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy đây là cơ hội để các doanh nghiệp xây lắp hình thành.
Về thời gian hoạt động, các doanh nghiệp này có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh từ 1 năm đến 25 năm và thời gian hoạt động bình quân là 11 năm, so với kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV Ninh thuận không quá trẻ, do đó dữ liệu đưa vào phân tích khá tin cậy.
Về sử dụng vốn vay, dữ liệu 270 quan sát cho thấy có đến 251 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 93,0%) là sử dụng vốn vay đúng mục đích và chỉ có 19 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 7,0%) là sử dụng vốn vay sai mục đích. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích gần tương đồng với tỷ lệ doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, cụ thể trong 270 quan sát thì có 235 quan sát (chiếm tỷ lệ 87%) là trả nợ đúng hạn và chỉ có 35 quan sát (chiếm tỷ lệ 13%) là trả nợ không đúng hạn. Do đó có cơ sở kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa khả năng trả nợ đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Khả năng thanh toán hiện hành của 270 quan sát bình quân vào khoảng 19,21 lần, có doanh nghiệp khả năng thanh toán lên đến 1.559 lần, tuy nhiên cũng có doanh nghiệp chỉ đạt mức 0,07 lần.
Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp cũng biến động khá lớn, giao động từ mức -92.430 triệu đồng đến mức 87.657 triệu đồng và trung bình là 4.478 triệu đồng.
Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp giao động từ 0,02 lần đến 52,94 lần và bình quân đạt mức 1,89 lần.
Dòng tiền từ HĐKD của các doanh nghiệp này giao động từ -108.388 triệu đồng cho đến mức 620.961 triệu đồng và bình quân là 8.235 triệu đồng. Tỷ lệ giữa dòng tiền từ HĐKD chuyển về BIDV Ninh Thuận trong năm so với dư nợ vay bình quân tại BIDV Ninh Thuận từ mức 0% cho đến mức 98.898% và bình quân là 1.468%.
Về tỷ suất lợi nhuận trên VCSH, có những doanh nghiệp đạt lợi nhuận rất thấp, thậm chí bị lỗ, thể hiện qua chỉ số ROE thấp nhất là -107%, tuy nhiên cũng có doanh nghiệp đạt lợi nhuận rất tốt, thể hiện qua chỉ số ROE lên đến 128%, chỉ số ROE của các doanh nghiệp trong mẫu quan sát biến động khá cao (chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là 235%). Chỉ số ROE bình quân là 10,57%, so với lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng tại BIDV Ninh Thuận (khoảng 7,5%/năm) thì chỉ số ROE các doanh nghiệp này tương đối tốt.
Về quy mô, các doanh nghiệp có quy mô tổng tài sản từ 646 triệu đồng đến 2.045.940 triệu đồng, tổng tài sản trung bình là 73.818 triệu đồng. Nếu phân loại doanh nghiệp dựa theo tiêu chí tổng nguồn vốn thì cho thấy các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV Ninh Thuận chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa do có tổng nguồn vốn (bằng tổng tài sản) trung bình nhỏ hơn 100 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay áp dụng cho 270 quan sát này giao động từ mức 5% đến 12%, bình quân vào khoảng 9,29%. Lãi suất vay của các doanh nghiệp trong mẫu quan sát biến động khá lớn, do BIDV Ninh Thuận áp dụng lãi suất cho vay đối với từng khách hàng căn cứ theo mức độ xếp hạng tín nhiệm, cũng như theo kỳ hạn vay khác nhau. Do đó đối với những khách hàng được BIDV Ninh Thuận đánh giá có mức độ tín nhiệm cao sẽ được ưu đãi lãi suất vay thấp hơn, đồng thời kỳ hạn vay càng ngắn thì lãi suất vay càng thấp.
Số tiền vay của các doanh nghiệp giao động từ mức 46 triệu đồng cho đến 349.738 triệu đồng và bình quân số tiền vay vào khoảng 20.442 triệu đồng, với quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa thì số tiền vay bình quân là phù hợp.
Mức đảm bảo bằng TSBĐ được tính theo tỷ số giữa giá trị TSBĐ trên dư nợ vay bình quân tại BIDV Ninh Thuận vào khoảng 12% cho đến 38.331%; bình quân các doanh nghiệp đáp ứng tỷ lệ TSBĐ là 461%, tỷ lệ này tương đối cao, điều này cho thấy phần lớn BIDV Ninh Thuận cho vay đối với các doanh nghiệp có TSBĐ, không cho vay tín chấp.
Trên đây là các thông tin về các yếu tố liên quan đến việc phân tích khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp, tiếp theo tác giả thực hiện phân tích mô hình hồi quy Logistic nhằm xác định mức độ và xác suất ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành thu thập 270 quan sát từ các hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp, với mỗi quan sát nhận các giá trị tương ứng về các chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành, vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính, dòng tiền từ HĐKD, ROE, quy mô doanh nghiệp, số năm hoạt động, ngành nghề kinh doanh, dòng tiền vào tài khoản ngân hàng, mục đích sử dụng
vốn vay, lãi suất cho vay, số tiền cho vay, tỷ lệ TSBĐ và khả năng trả nợ vay chỉ nhận giá trị 0 (Trả nợ vay không đúng hạn) hoặc 1 (Trả nợ vay đúng hạn).