CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp
Sau khi nghiên cứu các mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, tác giả nhận định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại BIDV Ninh Thuận như sau:
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành được xác định bằng công thức:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn (2.1) Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành có được chấp thuận hay không tùy thuộc vào giá trị trung bình ngành và so sánh với các tỷ số của năm trước. Tỷ số này lơn hơn 1 thì đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đảm bảo, ngược lại tỷ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo. Điều này đúng với thực tế tại BIDV Ninh Thuận, cụ thể trong 270 bộ hồ sơ đưa vào quan sát thì có 35 bộ hồ sơ không trả nợ đúng hạn và trong 35 hồ sơ này có tới 22 hồ sơ có khả năng thanh toán nhỏ hơn 1.
Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Ngược lại, khi tỷ số này cao hơn có nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên khi giá trị của tỷ số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, điều này có thể do sự quản trị tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả nên còn có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay hàng tồn kho và nợ phải thu cao, … Do vậy tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp từ 1-2 là vừa, nhưng trong thực tế khi đánh giá khả năng thanh toán cần phải kết hợp với đặc điểm ngành nghề khác nhau, có ngành nghề có tỷ số cao, nhưng cũng có ngành nghề có tỷ số thấp.
Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng còn được gọi là vốn kinh doanh, là phần tài sản lưu động vượt quá các khoản nợ ngắn hạn, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trên lý thuyết, trong trường hợp các nhân tố khác như nhau, doanh nghiệp có vốn lưu động ròng càng cao càng tốt vì càng có thể thực hiện được nhiệm vụ tài chính trong kỳ (Nguyễn Minh Kiều 2006).
Vốn lưu động ròng được xác định bằng công thức:
Vốn lưu động ròng = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn (2.2)
Với một doanh nghiệp hoạt động lành mạnh thì thường có vốn lưu động dương. Ngược lại, vốn lưu động âm thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ
ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian ngắn, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thường xuyên phải đảo nợ ngắn hạn (vay nợ mới trả nợ cũ) tạo ra tình trạng căng thẳng tài chính và nếu ngân hàng từ chối cho vay thì điều này sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cạn kiệt tiền mặt và có thể phải dừng hoạt động do thiếu vốn lưu động.
Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II thì một doanh nghiệp có rủi ro tín dụng khi xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu: (1) Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng với các đối tác; (2) Vốn lưu động ròng <0; (3) Giá trị thị trường của doanh nghiệp < Tổng nợ phải trả.
Như vậy có thể nói rằng vốn lưu động ròng càng nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng cao, hay nói cách khác khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong trường hợp này được đánh giá thấp. Điều này đúng với thực tế tại BIDV Ninh Thuận, cụ thể trong 35 bộ hồ sơ không trả nợ đúng hạn thì có tới 22 hồ sơ của khách hàng có vốn lưu động ròng âm.
Đòn bẩy tài chính
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều muốn thu lại lợi nhuận cao nhất từ số vốn bỏ ra, vấn đề là làm sao doanh nghiệp chỉ bỏ ra số vốn thấp nhất nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao nhất. Muốn làm được điều này cần có công cụ đòn bẩy tài chính, là việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ có chi phí cố định (chủ yếu là nợ vay) để gia tăng lợi nhuận trên VCSH. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy với hy vọng đạt lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ, tăng lợi nhuận trên VCSH. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và cái cần được bẩy là lợi nhuận trên VCSH. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt vào trọng tâm của tỷ số nợ. Trong việc điều hành chính sách của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và VCSH, do đó đòn bẩy tài chính sẽ lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của VCSH. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng VCSH. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có
lợi cho doanh nghiệp, vì gia tăng nợ là gia tăng rủi ro tài chính, nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất LNST trên VCSH bị giảm sút, lúc này lãi vay chính là gánh nặng phải trả của doanh nghiệp, rủi ro mất khả năng chi trả nợ vay càng tăng lên. Đây chính là nguyên nhân các chủ nợ chủ yếu là ngân hàng xem xét mức độ sử dụng nợ trên VCSH trong giới hạn cho phép để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng tự chủ tài chính. Theo nhiều nghiên cứu về mối quan hệ đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp nhận thấy mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Beattie và các tác giả, 2006). Nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính càng cao thì khả năng trả nợ doanh nghiệp càng thấp. Đòn bẩy tài chính sử dụng trong nghiên cứu được tính bằng công thức nợ vay trên VCSH:
Đòn bẩy tài chinh = Nợ vay (2.3)
VCSH
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Một doanh nghiệp tạo ra được nhiều tiền từ HĐKD thường được xem là có khả năng chống đỡ rủi ro tốt hơn và ít bị vỡ nợ hơn, doanh nghiệp có dòng tiền dương sẽ có khả năng làm tốt nghĩa vụ trả nợ trong khi một doanh nghiệp có dòng tiền âm thì dễ đối diện với nguy cơ vỡ nợ. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp vẫn có báo cáo lợi nhuận sau thuế dương, tuy nhiên thực chất doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí và thanh toán nợ. Vậy nhân tố nào quyết định khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp? Ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay tới hạn dựa vào các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên do các hệ số này chỉ mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên chỉ tiêu này không phản ánh đúng tình hình thực tế. Nguyên nhân là do các nhà quản lý có thể dễ dàng ngụy tạo các chỉ số tài chính đẹp trong thời điểm báo cáo. Một nguyên nhân khác mang tính khách quan là do tính thời vụ của HĐKD mà tại thời điểm báo cáo, tài sản lưu động của doanh
nghiệp rất lớn như dự trữ hàng dịp lễ, tết, kinh doanh theo mùa, … làm cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tại thời điểm đó rất cao, tuy nhiên thực tế doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán. Chính vì thế, để đánh giá chính xác tình hình tài chính, cần xem xét đến hệ số khả năng trả nợ được tính toán dựa trên dòng tiền thuần từ HĐKD của doanh nghiệp, hệ số này khắc phục được nhược điểm trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc yếu tố mùa vụ. Có thể nói dòng tiền là nhân tố phản ánh khá chính xác khả năng thanh toán của một doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Có rất nhiều quan điểm cho rằng quyết định vay nhiều hay ít có tương quan đến lợi nhuận. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý doanh nghiệp thường thích tài trợ các dự án bằng nguồn vốn sẵn có hơn, sau đó mới huy động các nguồn vốn bên ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp không muốn huy động nhiều VCSH nhằm tránh pha loãng quyền sở hữu, điều này lý giải rằng doanh nghiệp có lời thường có tỷ lệ nợ vay thấp. Do vậy, tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) càng cao thì doanh nghiệp càng dễ trả được nợ và muốn trả được nợ để tiếp tục vay nhằm khai thác các cơ hội sinh lời cao. Ngoài ra, do thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng hay cổ đông và nhà quản lý doanh nghiệp nên chi phí sử dụng vốn từ nguồn bên ngoài thường cao hơn chi phí sử dụng vốn hình thành từ lợi nhuận giữ lại. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn bởi có thể chủ động sử dụng nguồn tự tài trợ với chi phí thấp để đầu tư.
ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết 1 đồng VCSH đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu doanh nghiệp có tỷ đồng số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với đầu tư thận trọng, thì tỷ đồng lệ VCSH/Tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro khi cho vay doanh nghiệp giảm.
ROE = LNST (2.4)
Quy mô của doanh nghiệp
Theo lý thuyết đánh đổi thì quy mô của doanh nghiệp có tỷ lệ thuận với nợ vay, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có ít rủi ro và chi phí phá sản thấp. Các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ vay dài hạn nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ thường chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường có dòng tiền ổn định hơn, khả năng phá sản cũng bé hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ, sự bất cân xứng thông tin càng lớn. Doanh nghiệp có quy mô lớn thường công bố thông tin với bên ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin ít hơn đối với các doanh nghiệp lớn làm cho các doanh nghiệp nhỏ khó có khả năng tiếp cận các khoản tín dụng của ngân hàng và có xu hướng sử dụng vốn nhiều hơn. Hơn nữa, bởi vì các tài sản của doanh nghiệp nhỏ thường có trị giá thấp, nó trở nên khó khăn cho họ để thuyết phục những người cho vay rằng, họ sẽ có thể đủ sức thực hiện các cam kết trước đó trong các trường hợp thanh lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất nhạy cảm với những biến động xấu của môi trường kinh doanh và khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn nên dễ gặp thất bại và khó thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Số năm hoạt động của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp lâu năm có khả năng đánh giá được tình hình thị trường tốt hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của thị trường nên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp được hạn chế. Mặt khác, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng vay và trả nợ của doanh nghiệp (Võ Văn Dứt 2012). Xét ở góc độ ngân hàng, đây là những khách hàng mang đến lợi nhuận ổn định cho họ vì rủi ro phát sinh trong mối quan hệ tín dụng tương đối thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực nào thì thường có một lượng lớn kinh nghiệm, có lượng khách hàng quen thuộc và các nhà cung cấp truyền thống có tiềm lực mạnh, lợi thế cạnh tranh càng nhiều, kinh doanh càng thuận lợi.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm, tính chất hoạt động khác nhau gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ có khả năng trả nợ không giống nhau bởi khác biệt về đặc điểm kinh doanh cũng như các các yếu tố nội tại của chính bản thân doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi thời kỳ kinh tế, ngân hàng thường có những ưu tiên và hạn chế nhất định đối với hoạt động cho vay một số ngành nghề kinh doanh. Theo định hướng của NHNN Việt Nam hiện nay các ngành bị thu hẹp cho vay và giám sát chặt chẽ giai đoạn hiện nay là BOT và BT giao thông, bất động sản, xây dựng, chứng khoán. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng
Xét ở góc độ ngân hàng cho vay, việc kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp đi vay chảy vào ngân hàng là rất quan trọng vì qua dòng tiền chuyển về, ngân hàng có thể đánh giá được doanh thu hoạt động của doanh nghiệp có thường xuyên hay không, tình hình luân chuyển vốn có tốt không, tỷ trọng doanh thu tiền về so với doanh số tài trợ vốn của ngân hàng có tương xứng không, qua đó có thể kiểm tra được mục đích sử dụng vốn của khách hàng, …
Dòng tiền chuyển về ngân hàng cũng là một dấu hiệu rất quan để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc kiểm soát dòng tiền là không dễ dàng thực hiện được, vì trong tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng đặt mối quan hệ với nhiều ngân hàng để được hưởng các chính sách ưu đãi hơn về phí dịch vụ, lãi suất vay, ... Ngoài ra một số doanh nghiệp có doanh thu bằng tiền mặt nên rất khó kiểm soát dòng tiền của khách hàng. Thông thường để kiểm soát dòng tiền của khách hàng, đối với trường hợp khách hàng chỉ quan hệ duy nhất với một ngân hàng thì khi cấp tín dụng ngân hàng thường có điều kiện là yêu cầu khách hàng tập trung toàn bộ doanh thu từ HĐKD
về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại chính ngân hàng đó, còn trường hợp khách hàng quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng thì yêu cầu khách hàng tập trung doanh thu từ HĐKD về tối thiểu bằng tỷ lệ tài trợ vốn vay của ngân hàng.
Trong quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ có sự ưu tiên, ví dụ như tập trung phần lớn nhu cầu vay vào ngân hàng A (do lãi suất vay thấp nhất), thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng B (vì phí rẻ), gửi tiền vào ngân hàng C (lãi suất tiền gửi cao)… để tối đa hóa hiệu quả hoạt động của mình. Đây là vấn đề nan giải cho