Về mục đích sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.2. Về mục đích sử dụng vốn vay

BIDV Ninh Thuận phải tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đảm bảo việc kiểm tra sử dụng vốn phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm thiểu khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc ngân hàng kịp thời có được biện pháp xử lý phù hợp khi phát hiện sớm tình trạng doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết, từ đó giảm được khả năng doanh nghiệp phát sinh trả nợ vay không đúng hạn. Để kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của doanh nghiệp cần kiểm tra như sau:

Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ, khách hàng phải xuất trình được các chứng từ

chứng minh việc đã sử dụng tiền vay đúng mục đích. Các chứng từ phải chứng minh tiền vay đã được thanh toán cho bên cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, … theo đúng nội dung vay vốn ngân hàng (VD: các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bộ chứng từ thanh toán quốc tế, tờ khai hải quan, giấy tạm ứng, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu khối lượng, …).

Kiểm tra tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay tại hiện trường, thực hiện đi kiểm tra thực tế tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn

vay (số lượng, chất lượng của tài sản) và đánh giá giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay so với dư nợ vay. Trường hợp số lượng, chất lượng tài sản không đúng so với phương án, dự án mà ngân hàng cho vay thì cần phải xác định rõ nguyên nhân nhằm phát hiện sớm doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích..

Kiểm tra công nợ và hàng hóa tồn kho, kiểm soát các khoản phải thu của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp danh sách công nợ phải thu định kỳ, xác nhận công nợ để kiểm tra chính xác các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.

Kiểm tra thực tế số lượng, chất lượng hàng tồn kho, định kỳ đối chiếu sổ sách vật tư, hàng hóa tồn kho đảm bảo nợ vay nhằm phát hiện sớm số hàng hóa thiếu hụt hay tồn đọng để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay. Nếu thiếu hụt, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay sai mục đích và ngân hàng cần có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, nếu hàng hóa tồn động yêu cầu doanh nghiệp tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn vay.

Kiểm tra qua BCTC, định kỳ thực hiện kiểm tra BCTC của khách hàng, so

sánh giữa giá trị tài sản ngắn hạn thực tế trong kỳ kiểm tra và nguồn vốn ngắn hạn để kiểm tra vật tư đảm bảo nợ vay. Nếu thiếu vật tư bảo đảm vốn lưu động. Cán bộ quan hệ khách hàng làm rõ nguyên nhân (do khách hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư TSCĐ, thua lỗ…) từ đó kiến nghị khách hàng thực hiện khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)