MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 85 - 88)

5.2.1. Đối với vấn đề nợ xấu

Nợ xấu là yếu tố tác động cùng chiều và trực tiếp đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi cho vay, ngân hàng không nên quá chú trọng lợi nhuận mà đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh. Ngân hàng cần thực hiện việc phân loại nợ xấu theo quy định của ngân hàng Nhà nước để trích lập dự phòng đầy đủ. Vì thực tế nhiều ngân hàng hạn chế phân loại nợ xuống nhóm nợ xấu để tránh tăng trích lập dự phòng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng có thể được xem như một công cụ quản lý nhằm xem xét ảnh hưởng của nợ xấu đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được thông qua mức tăng giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng với mức tăng, giảm của tỷ lệ này.

Bên cạnh đó, xử lý điểm mấu chốt của nợ xấu là tài sản bảo đảm. Các ngân hàng cũng cần mạnh tay xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn và có vốn để đưa vào nền kinh tế tạo lợi nhuận hoạt động cho ngân hàng. Cần phải định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo để phản ánh đúng giá trị tài sản.Chú trọng

và đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.

Ngoài ra, NHNN cần xử lý nghiêm hành vi che giấu nợ xấu.

5.2.2. Vấn đề thu nhập trước thuế và dự phòng

Tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản có mối tương quan dương với dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng sẽ trích bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng khi lợi nhuận của các ngân hàng cao. Thực tế tại Việt Nam lợi nhuận chủ yếu tại các ngân hàng là hoạt động cho vay mang lại. Vì vậy cần có sự kiểm soát tốt giữa thúc đẩy lợi nhuận và rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, thực tế tại nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam đã sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như công cụ thực hiện mục đích làm tăng hoặc giảm lợi nhuận ngân hàng. Do đó việc trình bày minh bạch, hợp lý thông tin trích lập dự phòng trên BCTC sẽ giúp ngân hàng có được niềm tin từ những khách hàng sử dụng BCTC của ngân hàng cung cấp.

5.2.3. Vấn đề tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, các sản phẩm của ngân hàng còn khá đơn điệu, sản phẩm hoạt động cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm của ngân hàng. Vì áp lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng nới lỏng khâu kiểm định cho vay, không kiểm soát các rủi ro dẫn đến phát sinh các khoản nợ chậm trả thì khi đó vấn đề xử lý nợ xấu sẽ trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao các biện pháp kiểm soát rủi ro, nâng cao khả năng dự phòng rủi ro tín dụng, chủ động đối phó được với những khoản nợ xấu, những khoản nợ không lường trước được và khó thu hồi. Tích cực xử lý nợ xấu gắn liền với tăng trưởng tín dụng hiệu quả.

5.2.4. Vấn đề tăng trưởng GDP

Yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, biến số vĩ mô này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng thương mại. Dó đó ngân hàng cần chủ động đối phó trước những thay đổi của nền kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể gây ra. Vì vậy, ngân hàng nên có bộ phận theo dõi, dự báo về những thay đổi trong tăng trưởng GDP, chính sách quản lý kinh tế hay chính sách tiền tệ.

5.2.5. Các khuyến nghị khác

Cần chấp hành đúng quy trình cho vay, thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay. Nhằm đánh giá chính xác khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, kiểm tra được thông tin khách hàng cung cấp, dự đoán được những rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

Các ngân hàng TMCP cần tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, phát triển và cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng, thu hút và mở rộng thị phần, tạo sự chuyển biến cơ bản từ thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tăng trưởng bền vững nhằm hạn chế bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý. Vì dù ngân hàng có mô hình quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, tiến bộ nhưng nếu cán bộ tín dụng năng lực yếu kém trong nghiệp vụ như tính toán không đúng hiệu quả đầu tư dự án xin vay. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không có hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Tăng cường giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay, khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải phải được quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán

Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phương án trả nợ cơ cấu khả thi. Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan, khách hàng còn sản xuất kinh doanh bình thường và ngân hàng có đủ thông tin đánh giá khách hàng có khả năng phát triển, thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Nhằm mục đích giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có được cơ hội tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

Nâng cấp hệ thống quản lý tài sản đảm bảo nhằm phục vụ tốt cho công tác định giá tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản đảm bảo.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có ưu điểm nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tránh công tác này chỉ tồn tại trên hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)