MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

Dựa trên mô hình nghiên cứu gốc của Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003) đo lường mức độ tác động của 5 yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ giá trị tổn thất ròng trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản. Xác định được 4 yếu tố đều có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng ngoại trừ yếu tố tỷ lệ giá trị tổn thất ròng trên tổng tài sản bị bác bỏ. Đây cũng là yếu tố mà trong phạm vi nghiên cứu, tác giả không thấy được sử dụng nhiều cho các nghiên cứu trong và ngoài nước. Vì vậy dựa trên mô hình gốc, tác giả đã tiến hành giữ lại 4 biến: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản Đồng thời nhằm tạo tính mới cho đề tài, tác giả căn cứ vào một số nghiên cứu của các tác giả Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Bikker và các cộng sự (2005) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng các ngân hàng của các nền kinh tế trên thế giới, xác định được 3 biến kỳ vọng có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng của ngân hàng thương mại là quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP, tác giả đã bổ sung vào mô hình nghiên cứu.

Như vậy 7 biến được chọn cho mô hình nghiên cứu gồm 4 biến trong mô hình gốc của Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003) và 3 biến lược khảo từ các nghiên

cứu trước. Các biến bao gồm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Đề tài có mô hình đề xuất như sau:

LLRi,t = β0 + β1 SIZEi,t + β2 NPLi,t + β3 CROAi,t + β4 LGi,t + β5 CEi,t +

β6ERi,t + β7 GDPi,t + Ԑi,t

Trong đó:

i=1,2,3…,24 (với i là thể hiện cho 24 ngân hàng).

t=1,2…,7 (với t là khoảng thời gian 7 năm, từ 2011 đến 2017). Biến phụ thuộc

LLR: Thể hiện mức trích lập dự phòng của ngân hàng Các biến độc lập

SIZE: Quy mô ngân hàng. NPL: Nợ xấu của ngân hàng.

CROA: Thu nhập trước thuế và dự phòng của ngân hàng. LG: Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

CE: Tỷ lệ dư nợ trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. ER : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. GDP: Tăng trưởng GDP của ngân hàng.

β0: Là hệ số tự do của mô hình hồi quy (hay còn gọi là hệ số tung độ gốc)

β1 : Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của SIZE khi mà giá trị của NPL, CROA, LG, CE, ER, GDP là không đổi.

β2: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của NPL khi mà giá trị của SIZE, CROA, LG, CE, ER, GDP là không đổi.

β3 :Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của CROA khi mà giá trị của SIZE, NPL, LG, CE, ER, GDP là không đổi.

β4: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của LG khi mà giá trị của SIZE, NPL, CROA, CE, ER, GDP là không đổi.

β5: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của CE khi mà giá trị của SIZE, NPL, CROA, LG, ER, GDP là không đổi.

β6: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của ER khi mà giá trị của SIZE, NPL, CROA, LG, CE, GDP là không đổi.

β7: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLR trên một đơn vị thay đổi của GDP khi mà giá trị của SIZE, NPL, CROA, LG, CE, ER là không đổi.

εi,t: Sai số ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)