3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU
3.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng quan sát gồm 24 ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 31/12/2017, có cơ cấu như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
Niêm yết
Niêm yết 13 54,17
Chưa niêm yết 11 45,83
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
mại Nhà nước Ngân hàng thương
mại cổ phần 21 87,5
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)
Dựa vào bảng 3.1, mẫu nghiên cứu gồm 13 ngân hàng đã được niêm yết sàn chứng khoán, chiếm tỷ trọng 54,17%. Còn lại 11 ngân hàng trong tổng số 24 ngân hàng lựa chọn cho mẫu nghiên cứu là chưa được niêm yết, chiếm tỷ trọng 45,83%. Việc niêm yết cổ phiếu là vô cùng cần thiết, giúp minh bạch thông tin, gia tăng uy tín ngân hàng và còn đảm bảo cho số liệu nghiên cứu về độ tin cậy. Tính đến 31/12/2017 số lượng ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX là 13 ngân hàng và đều được chọn vào mẫu nghiên cứu.
Theo loại hình sở hữu thì ngân hàng thương mại Nhà nước có số lượng là 3, chiếm tỷ trọng 12,5%. Ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc Nhà nước có số lượng là 21, chiếm tỷ trọng 87,5%.
Bên cạnh đó, xác định cỡ mẫu nghiên cứu là một phần quan trọng trong các nghiên cứu khoa học. Có nhiều phương pháp để xác định cỡ mẫu đại diện cho tổng thể. Theo Tabachnick và Fidell (2007) đã đề xuất công thức xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm như sau:
n 104 + m
Trong đó, n là số lượng mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình.
Áp dụng theo công thức của Tabachnick và Fidell (2007) với số lượng biến độc lập là 7thì cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 111 số quan sát.
Bài nghiên cứu này tiến hành sử dụng dữ liệu báo cáo thường niên được công bố chính thức trên trang web 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2017, tương đương với 168 quan sát để nghiên cứu. Dựa trên quan điểm xác định cỡ mẫu nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (2007) rằng cỡ mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy thuyết phục, với 168 số quan sát đã lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu cần thiết.
Như vậy thông qua việc phân bổ mẫu nghiên cứu và xác định cỡ mẫu cho thấy việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là hợp lý, có thể phản ánh được thông tin trong tổng thể nghiên cứu.