3.3 CÁCH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.3.8. Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP)
Có nhiều tài liệu xác định rằng điều kiện kinh tế vĩ mô rất quan trọng đối với rủi ro tín dụng, sự ổn định về kinh tế vĩ mô và lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng được liên kết chặt chẽ với nhau, biến số kinh tế vĩ mô được đề cập nhiều nhất trong các nghiên cứu đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là tiêu chí tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế.
Trong nghiên cứu của Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Bikker và các cộng sự (2005) đều đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tăng trưởng GDP thực. Khi nền kinh tế tăng trưởng, biểu hiện ở chỉ số GDP tăng, cho thấy thu nhập của người dân trong xã hội tăng lên, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả giúp khả năng trả nợ được cải thiện, nợ xấu thấp nên rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, chỉ số GDP giảm, thu nhập của người dân trong xã hội giảm, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ kém, nợ xấu tăng lên làm tăng mức dự phòng rủi
ro tín dụng. Tăng trưởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trước và được thể hiện bằng đơn vị tính phần trăm.
Giả thuyết H7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng.
Tổng hợp dự đoán về mối tương quan của các nhân tố và mức dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng trong bảng sau
Bảng 3.2 Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu sử dụng trong mô hình hồi quy Biến độc lập Biến độc lập
Cách đo lường Nghiên cứu thực nghiệm được báo báo
Dấu kỳ vọng Tên Biến Ký hiệu
Quy mô
ngân hàng SIZE
Logarit của tổng tài sản
(-) Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008) (+) Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014)
+
Nợ xấu NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
(+) Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003), Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014), Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2014)
+ Thu nhập trước thuế và dự CROA Thu nhập trước thuế và dự phòng/Tổng tài
(+) Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003), Ruey- Dang Chang và các cộng sự
Biến độc lập
Cách đo lường Nghiên cứu thực nghiệm được báo báo
Dấu kỳ vọng Tên Biến Ký hiệu
phòng sản (2008), Bikker và các cộng sự
(2005)
Tỷ lệ tăng
trưởng LG
Tổng dư nợ cho vay năm nay – Tổng dư nợ cho
vay năm
trước/Tổng dư nợ cho vay năm trước
(-) Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2014)
(+) Bikker và các cộng sự (2005) + Hệ số rủi ro tín dụng CE Tổng dư nợ cho vay khách hàng/Tổng tài sản
(+) Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003)
(-) Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ER Vốn chủ sở hữu cuối năm trước/ Tổng tài sản cuối năm trước
(+) Larry D.Wall và Iferkhar
Hasan (2003) + Tăng trưởng GDP GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực
(-) Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Bikker và
Biến độc lập
Cách đo lường Nghiên cứu thực nghiệm được báo báo
Dấu kỳ vọng Tên Biến Ký hiệu
các cộng sự (2005)
(Nguồn : Tổng hợp của tác giả)
(+) Mối tương quan thuận (-) Mối tương quan nghịch