2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
2.3.1.1. Nghiên cứu của Luc Laeven và Giovanni Majnoni năm 2002
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) với 5 biến độc lập bao gồm: Thu nhập trước thuế và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng giá trị cho vay, Logarit tự nhiên của tổng tài sản và giá trị GDP. Các tác giả đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 1.419 ngân hàng ở 4 khu vực (châu Âu,
Mỹ, châu Mỹ Latin và châu Á) gồm 45 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1999. Tiến hành kiểm định Hausman và lựa chọn mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên để nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho rằng không có bằng chứng về mối quan hệ giữa biến thu nhập trước thuế và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản với dự phòng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng ở khu vực châu Á và có mối quan hệ cùng chiều ở 3 khu vực còn lại. Các tác giả tìm thấy tỷ lệ tăng trưởng giá trị cho vay có mối quan hệ ngược chiều với mức dự phòng và tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với mức dự phòng ở các ngân hàng của cả 4 khu vực. Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với mức dự phòng ở các ngân hàng của Mỹ và có mối hệ ngược chiều ở các ngân hàng của các quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ Latin và châu Á.
2.3.1.2. Nghiên cứu của Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan năm 2003
Các tác giả đã sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed effects) để xác định và đo lường mức độ tác động của 5 yếu tố bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ giá trị tổn thất ròng trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản đến dự phòng rủi ro tín dụng trong bài nghiên cứu này. Với mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng ngoài nước Mỹ bao gồm Canada, Nhật và một nhóm 21 quốc gia.
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực Mỹ và ngoài nước Mỹ. Ví dụ như kết quả so sánh cho thấy dù có sự tương quan cùng chiều, nhưng yếu tố tỷ lệ nợ xấu ở khu vực Mỹ có mức ý nghĩa thống kê thấp hơn. Điều này chỉ ra rằng một số biến sẽ là yếu tố quan trọng đối với ngân hàng này thì lại không phải yếu tố có tác động mạnh đối với các ngân hàng nước khác. Với cả 3 biến là nợ xấu trên tổng tài sản, biến thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản, hệ số rủi ro tín dụng đều có tương quan thuận chiều với dự phòng rủi ro tín dụng.
2.3.1.3. Nghiên cứu của Bikker và các cộng sự năm 2005
Nghiên cứu đã đưa ra được giả thuyết các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận trước thuế và dự phòng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản. Nguồn dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2001, từ bảng báo cáo tài chính của các ngân hàng ở 29 quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa biến tăng trưởng GDP với dự phòng rủi ro tín dụng, mối quan hệ thuận chiều của biến lợi nhuận trước thuế và dự phòng, biến tăng trưởng tín dụng với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.3.1.4. Nghiên cứu của Ruey-Dang Chang và các cộng sự năm 2008
Các tác giả đã thực hiện hồi quy các biến gồm: quy mô ngân hàng, thu nhập trước thuế và dự phòng, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng nợ xấu đối với dự phòng rủi ro tín dụng tại những ngân hàng ở Đài Loan. Nguồn dữ liệu sử dụng được lấy từ năm 1996 đến 2004 với 164 quan sát.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nợ xấu không có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ an toàn vốn cũng bị bác bỏ ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng. Biến nợ xấu, biến thu nhập trước thuế và dự phòng có mối tương quan thuận với dự phòng rủi ro tín dụng. Biến quy mô ngân hàng lại thể hiện tương quan nghịch, tức là quy mô ngân hàng càng lớn thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng nhỏ.
2.3.1.5. Nghiên cứu của Frank Packer và Haibin Zhu năm 2012
Với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng, các tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) với 6 biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu gồm tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản, tăng trưởng GDP. Sử dụng mẫu dữ liệu gồm 240 ngân hàng của 12 quốc gia trong khu vực châu Á giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009.
Kết quả nghiên cứu cho rằng các yếu tố như tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng. Trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có mối quan hệ ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng. Yếu tố thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng (ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á), do ngân hàng ở các quốc gia này đã bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng khi lợi nhuận của các ngân hàng cao và ngược lại. Các tác giả không tìm thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng tại các quốc gia này. Riêng ở Nhật Bản, biến thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản và biến tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
2.3.2.1. Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi năm 2016
Các tác giả đã sử dụng dữ liệu của 23 ngân hàng thương mại trong giai đoạn năm 2006 tới 2014 với biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và thay đổi nợ xấu cho mô hình nghiên cứu tối ưu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến lựa chọn đều có ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng. Trong đó biến nợ xấu và thay đổi nợ xấu có tương quan cùng chiều đến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng nợ xấu trong năm trước sẽ làm tăng dự phòng tín dụng trong năm sau, hay tốc độ tăng nợ xấu trong năm càng cao dẫn đến mức dự phòng trong năm sẽ càng lớn. Biến tỷ lệ tăng trưởng có tương quan ngược chiều vì biến này đại diện cho mức độ rủi ro ngân hàng, đo lường bằng thay đổi dư nợ trong năm. Dư nợ tăng sẽ làm tăng rủi ro bởi vì những ngân hàng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng càng cao sẽ có khuynh hướng chấp nhận cho vay những khách hàng có nhiều rủi ro hơn. Vì vậy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập nhiều hơn.
2.3.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn năm 2014 năm 2014
Các tác giả đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 23 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, tiến hành kiểm định Hausman và lựa chọn mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định để nghiên cứu tác động của các biến bao gồm: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản ngân hàng, hệ số rủi ro tài chính, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng và quy mô ngân hàng đến trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 biến quy mô ngân hàng và nợ xấu đều có mối quan hệ tương quan thuận chiều với dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Biến quy mô có tác động mạnh nhất, trong khi đối với biến nợ xấu thì chỉ có tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản mới thể hiện sự ảnh hưởng đến dự phòng còn biến nợ xấu được tính toán bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại không mang ý nghĩa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số rủi ro tài chính với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời nghiên cứu cũng bác bỏ ảnh hưởng của 2 biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và thu nhập trước thuế và dự phòng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
2.3.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước
Tổng hợp về mối tương quan các yếu tố tác động đến mức dự phòng rủi ro tín dụng từ các nghiên cứu trước.
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các yếu tố nghiên cứu
STT Tên biến Ký hiệu Theo nghiên cứu thực nghiệm được báo cáo Dấu ảnh hưởng 1 Thu nhập trước thuế và dự phòng CROA
Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003), Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Bikker và các cộng sự (2005)
+
Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn năm (2014) Không ý nghĩa 2 Tăng trưởng tín dụng LG
Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2014)
-
Bikker và các cộng sự (2005) +
Frank Packer và Haibin Zhu (2012) Không ý nghĩa
3 Tăng trưởng
GDP GDP
Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Bikker và các cộng sự (2005) - 4 Quy mô ngân hàng SIZE
Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008)
-
STT Tên biến Ký hiệu Theo nghiên cứu thực nghiệm được báo cáo Dấu ảnh hưởng 5 Hệ số rủi ro tín dụng CE
Luc Laeven và Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003)
+
Frank Packer và Haibin Zhu (2012),
Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) -
Bikker và các cộng sự (2005) Không ý nghĩa
6 Nợ xấu NPL
Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003), Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014), Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2014)
+ 7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ER
Larry D.Wall và Iferkhar Hasan
(2003) + Bikker và các cộng sự (2005), Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) Không ý nghĩa 8 Tỷ lệ giá trị tổn thất ròng NCO
Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003)
Không ý nghĩa
9 Tỷ lệ nợ xấu R.NPL Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008)
Không ý nghĩa
STT Tên biến Ký hiệu Theo nghiên cứu thực nghiệm được báo cáo Dấu ảnh hưởng 10 Tỷ lệ
thất nghiệp UNEMPL Bikker và các cộng sự (2005)
Không ý nghĩa
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
(+) Biến có mối tương quan thuận với dự phòng rủi ro tín dụng. ( - ) Biến có mối tương quan nghịch với dự phòng rủi ro tín dụng.
2.3.4. So sánh với các nghiên cứu trước
Sau khi sơ lược một số nghiên cứu trước về dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng, để tài tiến hành so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa đề tài và các nghiên cứu trước của các tác giả khác đã thực hiện.
Giống nhau
Đối tượng đề tài nghiên cứu đều là dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Đề tài cũng sử dụng một số biến cơ bản có liên quan đến hoạt động dự phòng rủi ro tín dụng như lợi nhuận ngân hàng cũng như tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP.
Đồng thời, phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng là phương pháp định lượng và mô hình nghiên cứu được hồi quy theo mô hình OSL, FEM và REM.
Khác nhau
Ở Việt Nam, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đi sâu về tác động của các nhân tố đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Dựa trên mô hình gốc của Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003) và lược khảo biến từ các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn
2011 đến 2017. Nghiên cứu đã tạo tính mới với không gian, thời gian và các biến khác các nghiên cứu trước.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã nghiên cứu khái quát các cơ sở lý thuyết hình thành nền tảng cho các nghiên cứu thực nghiệm và trình bày một số nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau có thể do tình hình pháp luật, đặc điểm nền kinh tế, thời gian nghiên cứu ở từng quốc gia là khác nhau. Chương tiếp theo dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 để tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả dữ liệu và thu thập dữ liệu, cũng như trình bày các phương pháp xác định và tính toán, phân tích các biến trong mô hình.
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 24 ngân hàng công bố đầy đủ báo cáo tài chính trong 7 năm từ năm 2011 đến năm 2017. Dữ liệu này được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được niêm yết và chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau đó tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để thu thập dữ liệu nghiên cứu.
3.1.1. Mô tả tổng thể
Tổng quan NHTM đang hoạt động tại Việt Nam về mặt số lượng tính đến 31/12/2017 bao gồm 43 NHTM (trong đó gồm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước, 31 NHTM cổ phần và 8 ngân hàng nước ngoài). Trong 35 NHTM Việt Nam, các NHTM Nhà nước chiếm 9,3% (4 ngân hàng) và các NHTM cổ phần chiếm 72,09% (31 ngân hàng).
3.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng quan sát gồm 24 ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 31/12/2017, có cơ cấu như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
Niêm yết
Niêm yết 13 54,17
Chưa niêm yết 11 45,83
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
mại Nhà nước Ngân hàng thương
mại cổ phần 21 87,5
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)
Dựa vào bảng 3.1, mẫu nghiên cứu gồm 13 ngân hàng đã được niêm yết sàn chứng khoán, chiếm tỷ trọng 54,17%. Còn lại 11 ngân hàng trong tổng số 24 ngân hàng lựa chọn cho mẫu nghiên cứu là chưa được niêm yết, chiếm tỷ trọng 45,83%. Việc niêm yết cổ phiếu là vô cùng cần thiết, giúp minh bạch thông tin, gia tăng uy tín ngân hàng và còn đảm bảo cho số liệu nghiên cứu về độ tin cậy. Tính đến 31/12/2017 số lượng ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX là 13 ngân hàng và đều được chọn vào mẫu nghiên cứu.
Theo loại hình sở hữu thì ngân hàng thương mại Nhà nước có số lượng là 3, chiếm tỷ trọng 12,5%. Ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc Nhà nước có số