THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

giai đoạn từ năm 2011 đến 2017

4.1.1. Cơ sở pháp lý

Dựa trên Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN, vào ngày 22 tháng 04 năm 2005 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành và có sự đổi mới trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo hai phương pháp định tính và định lượng. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được các ngân hàng áp dụng đến tháng 05 năm 2013 và được thay thế bởi thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo dự kiến thông tư 02/2013/TT- NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2013, nhưng sau đó đã được lùi ngày áp dụng đến ngày 01 tháng 06 năm 2014.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN thể hiện quyết tâm của NHNN về việc phản ánh chính xác hơn thực trạng số liệu nợ xấu của ngành ngân hàng, từng bước làm cho các quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng của Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn hoạt động ngân hàng Việt Nam. Theo đó, các định nghĩa về cấp tín dụng được mở rộng, tỷ lệ chiết khấu được xây dựng thận trọng hơn, đồng nghĩa với việc giá trị thế chấp của tài sản bảo đảm thấp hơn, khiến các TCTD phải trích lập dự phòng nhiều hơn khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, các TCTD cũng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá khách hàng và phân nhóm nợ dựa cả trên các yếu tố định tính và định lượng, phân nhóm nợ cao hơn nếu hai kết quả định tính và định lượng khác nhau.

4.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2017

Bảng 4.1 và đồ thị 4.1 sẽ trình bày bức tranh tổng thể về quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.

Bảng 4.1 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467 SIZE (triệu đồng) 122.196.860 127.029.019 141.405.652 163.533.648 191.903.070 227.987.585 273.337.240

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng tổng tài sản của ngân hàng. Thông qua biểu đồ nhận thấy tương quan giữa quy mô ngân hàng và mức trích lập dự phòng có chiều hướng ngược chiều nhưng không rõ ràng. Điều này có thể giải thích rằng các ngân hàng TMCP Việt Nam thường tập trung đầu tư lớn nhất cho hoạt động tín dụng. Nên khi quy mô ngân hàng càng phát triển, thì dư nợ cho vay càng lớn, từ đó đòi hỏi mức dự phòng rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng tương ứng. Nhưng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, mặc dù quy mô ngân hàng tăng trưởng không ngừng, nhưng mức trích lập lại có dấu hiệu giảm qua các năm. Dựa vào tình hình thực tế có thể giải thích cho mối tương quan ngược chiều trong giai đoạn này có thể do nhiều yếu tố tác động. Thực tế, trong một giai đoạn dài sau suy thoái năm 2008, các ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, một phần bởi nợ xấu tăng cao nên phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, khiến lợi nhuận thu về thấp. Tuy nhiên, khi việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng phần nào được cải thiện, tác động tích cực lên kết quả kinh doanh nhờ hoàn nhập phần nào dự phòng. Như theo BCTC quý

ròng hơn 330 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh hơn 60%, so với cùng kỳ, hay phần lớn các ngân hàng đều kỳ vọng lợi nhuận được cải thiện tích cực hơn nhờ giảm trích lập dự phòng.

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

4.1.2.2. Nợ xấu (NPL)

Về mặt lý thuyết, khi tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên sẽ buộc các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

Bảng 4.2 và đồ thị 4.2 trình bày bức tranh tổng thể về nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017.

Bảng 4.2 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

NPL (%) 1,605 3,044 2,692 2,039 1,628 1,820 1,683

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Dựa vào bảng 4.2 và đồ thị 4.2 nhận thấy nợ xấu và tỷ lệ dự phòng có mối tương quan cùng chiều. Từ khủng hoảng kinh tế 2008, về sau nợ xấu có xu hướng tăng nhanh. Từ năm 2011 đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 1,605% lên đến 3,044% kéo theo mức trích lập dự phòng tăng từ 1,525% lên 1,931%. Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín

dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%.

Sang đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống ở mức 2,692%, tỷ lệ dự phòng cũng giảm nhẹ từ 1,931% xuống 1,907%. Lý giải cho điều này có thể là do vào ngày 23/8/2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ký Quyết định số 1085/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về xử lý nợ xấu. Và việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) theo Nghị quyết 53/2013/ND-CP của chính phủ và khai trương hoạt động từ ngày 26/7/2013 là bước đi rõ nhất của Chính phủ trong quyết tâm giải quyết vấn đề nợ xấu. Hoạt động của Công ty quản lý tài sản (VAMC), đã đạt được những kết quả ban đầu với kế hoạch xử lý ít nhất 30 – 35 nghìn tỷ đồng (1,42 – 1,65 tỷ USD) nợ xấu của các ngân hàng trong năm 2013 (Yên Lam 2018).

Từ năm 2011 đến năm 2015, Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản, các yếu tố này cũng làm gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế và nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhưng với hướng đi đúng đắn của Nhà nước, nợ xấu được tập trung giải quyết và giảm dần qua các năm. Dù nợ xấu có tăng nhẹ vào năm 2016 so với năm 2015 từ 1,628% lên 1,820%, nhưng cũng đã giảm xuống 1,683% vào năm 2017.

Biểu đồ 4.2 cũng cho thấy nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ mật thiết và cùng chiều với nhau.

4.1.2.3. Thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA)

Để ước lượng được mối tương quan giữa thu nhập trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng, dựa vào bảng 4.3 và đồ thị 4.3 sau

Bảng 4.3 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

CROA (%) 1,792 1,789 1,325 1,345 1,407 1,465 1,63

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.3 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và thu nhập trước thuế và dự phòng 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017

Theo bảng 4.3 và đồ thị 4.3, nhận thấy tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng có xu hướng giảm từ năm 2011 đến 2013 trước khi tăng lại vào năm 2014. Cụ thể CROA giảm nhẹ từ 1,792% (năm 2011) xuống còn 1,789% năm 2012. Năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống ở mức 1,325% và tăng nhẹ lên 1,345% vào năm 2014.

Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 là giai đoạn CROA có xu hướng tăng không giảm và đạt mức 1,63% vào năm 2017.

Theo đó sự biến động của mức trích lập dự phòng lại có sự biến động xen kẽ, từ năm 2011 đến năm 2012 và giai đoạn từ 2013 đến 2017 tỷ lệ này có tác động ngược chiều với CROA, còn năm 2012 đến năm 2013 lại có tác động cùng chiều. Điều này cho thấy dù có sự tương quan nhưng không mạnh, vì dự phòng rủi ro tín dụng không chỉ phụ thuộc vào chỉ số CROA mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

4.1.2.4. Tăng trưởng tín dụng (LG)

Dựa vào bảng 4.4 và đồ thị 4.4 nhận thấy tăng trưởng tín dụng có biến động tăng giảm xen kẽ qua các năm. Tín dụng năm 2012 có sự tăng trưởng ở mức 17,659% so với 12,075% năm 2011, kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu tăng theo trong khoảng thời gian này, từ đó yêu cầu gia tăng mức trích lập dự phòng. Ta còn có thể thấy sự tương quan cùng chiều: tăng trưởng tín dụng giảm, giảm nợ xấu và giảm mức dự phòng qua các khoảng thời gian 2013 – 2014 và 2016 – 2017.

Bảng 4.4 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

LG (%) 12,075 17,659 24,102 18,979 25,753 26,257 22,133

Bên cạnh đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thể hiện mối tương quan ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm 2012 – 2013 và giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng thể hiện mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu trong các giai đoạn này. Điều này dễ dàng giải thích khi các ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu cao, vấn đề tăng trưởng tín dụng cần phải xem xét, vì nếu không quản lý tốt, các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Cũng có nghĩa là các ngân hàng TMCP Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nên có sự kiểm soát chặt hơn trong công tác cho vay tăng trưởng tín dụng

.(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017

4.1.2.5. Hệ số rủi ro tín dụng (CE)

Bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 sau sẽ cho thấy hệ số rủi ro tín dụng trung bình của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn năm 2011 đến năm 2017 luôn có xu hướng tăng và ở mức rất cao.

Bảng 4.5 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

CE (%) 44,989 49,846 50,704 51,171 56,526 58,957 60,549

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng

của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017

Dựa vào bảng 4.5 và đồ thị 4.5 như trên, nhận thấy mối tương quan ngược chiều giữa hệ số rủi ro tín dụng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu. Thực trạng này khá chính xác về mặt lý thuyết, khi sự tương quan ngược chiều này được giải thích như sau: khi hệ số rủi ro tín dụng tăng cao sẽ tác

động đến mức độ an toàn tín dụng ngân hàng, lúc này các ngân hàng sẽ phải giảm tỷ lệ này bằng cách tăng vốn làm tăng tài sản thông qua giảm tỷ lệ trích lập dự phòng.

4.1.2.6. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER)

Bảng 4.6 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

ER (%) 10,778 10,439 11,748 10,391 9,223 9,006 8,179

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 4.6 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017

Bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 cho thấy sự tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2013 đến

năm 2017. Trong giai đoạn này, cả hai tỷ lệ đều có xu hướng giảm. Theo lý thuyết, khi tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản thấp thì các nhà quản lý sẽ có xu hướng giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm tăng nguồn VCSH, như một tín hiệu về khả năng an toàn vốn. Điều này cũng đã được thực tế tại các ngân hàng chứng minh, sau giai đoạn tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, để có đủ năng lực cho vay, các ngân hàng TMCP Việt Nam buộc phải tăng vốn điều lệ.

Dù có tác động ngược chiều trong khoản thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng thông qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 đã cho thấy nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ mật thiết và cùng chiều với nhau.

4.1.2.7. Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP)

Bảng 4.7 và đồ thị 4.7 cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.

Bảng 4.7 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP của 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

LLR (%) 1,525 1,931 1,907 1,632 1,517 1,488 1,467

GDP (%) 6,240 5,247 5,422 5,984 6,679 6,211 6,812

(Nguồn: Tổng hợp BCTC 24 ngân hàng TMCP Việt Nam và dữ liệu World Bank)

Từ năm 2011 đến năm 2012, GDP Việt Nam sụt giảm từ 6,24% xuống 5,247% do nhiều nguyên nhân, trước hết phải kể đến nền kinh tế gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Sang đến năm 2013 có sự khởi sắc hơn, khi GDP dần phục hồi đạt mức 5,422% và tăng dần qua các năm. Dù tỷ lệ này có giảm vào khoảng

năm 2015 và 2016, nhưng lại có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2017 ở mức 6,812%. Có được kết quả này là nhờ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng sản xuất ở mức cao 14,5%, ngành dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,44% hay ngành nông lâm thủy sản tiếp tục được phục hồi nhờ định hướng đúng đắn.

Khi tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng, nền kinh tế được đảm bảo thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm và ngược lại.

(Nguồn:Tổng hợp BCTC 24 ngân hàng TMCP Việt Nam và dữ liệu World Bank)

Biểu đồ 4.7 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017 4.2. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả

Nghiên cứu thực hiện mô tả sơ lược bằng phương pháp thống kê để có nhìn nhận tổng quát về các biến quan sát. Các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Bảng thống kê mô tả 4.8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)