Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Maudos và Guevara (2004) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

tại các ngân hàng ở Châu Âu (bao gồm các nước Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 1993 – 2000 bằng phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 1.826 ngân hàng. Kết quả của các tác giả cho thấy rằng chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, e ngại rủi ro, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, lãi suất tiềm ẩn, chi phí cơ hội của dự trữ tại ngân hàng nhà nước và chất lượng quản trị đều có tương quan cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả chi phí và quy mô của ngân hàng thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Doliente (2005) thực hiện nghiên cứu của mình về lợi nhuận ở 4 ngân hàng

trong các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2001. Tác giả sử dụng kế thừa mô hình của Ho và Sauders (1981) để nghiên cứu và sử dụng mô hình hồi quy bảng, dùng mô hình Fixed effects Model (FEM) được sử dụng để phân tích. Kết quả đã chỉ ra rằng hiệu quả quản lý (ngoại trừ ở Thái Lan), quy mô vốn chủ sở hữu và chất lượng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, còn các yếu tố rủi ro thanh khoản, tài sản thế chấp (ngoại trừ ở Malaysia) có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Ngoài ra, tác giả còn tìm ra bằng chứng cho thấy lợi nhuận giảm sau năm 1997 nguyên do việc mở rộng cho vay rộng rãi trong cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng Châu Á.

Zhou và Wong (2008) nghiên cứu về lợi nhuận của các NHTM ở Trung

13

đến lợi nhuận của NHTM ở Trung Quốc. Nghiên cứu của hai tác giả đã ứng dụng mô hình của Ho và Saunder (1981) để nghiên cứụ Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng với việc dùng mô hình FEM để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy đa số các biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Lợi nhuận có tương quan dương với chi phí hoạt động trung bình, thanh toán lãi suất ngầm, chi phí cơ hội dự trữ và có tương quan âm với các biến mức độ ngại rủi ro, quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu và hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng.

Fungáčová & Poghosyan (2009) nghiên cứu về lợi nhuận ở Nga giai đoạn

từ năm 1999 đến năm 2007 đã nhấn mạnh đặc biệt về cơ cấu sở hữu ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng với mô hình FEM, Randomed effects Model (REM) và sử dụng kiểm định Hausman để xác định tính phù hợp của mô hình. Kết quả cho thấy những ảnh hưởng của các nhân tố như cấu trúc thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản là khác nhau giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoàị Đồng thời, ảnh hưởng của chi phí hoạt động và mức ngại rủi ro là giống nhau giữa các nhóm sở hữụ Kết quả cũng cho thấy quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Các nhân tố quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí nhân viên có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận.

Maudos và Sólis (2009) phát triển mô hình nghiên cứu lợi nhuận của các

ngân hàng, bằng việc kết hợp mô hình gốc của Ho và Saunders (1981) và một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây và ước lượng mô hình này cho hệ thống ngân hàng ở Mexico từ năm 1993 – 2005 với 43 NHTM. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng chi phí hoạt động, chỉ số Lerner và rủi ro lãi suất có ảnh hưởng cùng chiều và đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng. Ngoài ra, mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng còn được tìm thấy ở các biến thể hiện chất lượng quản trị, lãi suất tiềm ẩn.

Garza-García (2010) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

14

Brazil, Canada, Colombia, Slovakia, Spain, Hungary, Mexico, New Zealand, Peru, Poland, Czech Republic, the UK, and the USA với 3.020 quan sát trong giai đoạn 2001-2008. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) và chỉ số Lerner cũng được áp dụng để đo lường mức độ cạnh tranh. Kết quả phân tích được chia làm ba nhóm: các nước đang phát triển, các nước phát triển và toàn bộ mẫụ Các yếu tố chính quyết định đến lợi nhuận ở nhóm nước phát triển bao gồm: chi phí hoạt động, an toàn vốn, rủi ro lãi suất, quy mô của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thuế. Trong khi đó đối với các nước đang phát triển là an toàn vốn, rủi ro tín dụng, các khoản thanh toán lãi suất ngầm, chi phí của việc dự trữ, mức độ hiệu quả chi phí và thuế. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra chỉ số Lerner không có ý nghĩa thống kê.

Kasman và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cải cách tài

chính lên lợi nhuận của NHTM của các nước thành viên EU giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng không cân đối với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát Generalized Least Squares (GLS) và dùng mô hình hồi quy các yếu tố cố định (FEM) để giải thích kết quả. Kết quả đã chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay, tăng trường kinh tế và tỷ trọng chi phí quản lý có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận. Các yếu tố chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro mặc định, an toàn vốn, thanh toán lãi suất ngầm, quy mô tiền gửi có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận.

Sharma và Gounder (2011) phân tích lợi nhuận của các ngân hàng ở Fiji

trong giai đoạn 2000 – 2010. Bằng việc phát triển mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981) và phương pháp hồi quy dạng bảng để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các kết quả của các tác giả phù hợp với mô hình lý thuyết của Ho và Saunders (1981). Cụ thể, lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng. Đồng thời, chất lượng quản trị và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận của

15

các ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của vốn chủ sở hữu và chi phí cơ hội của việc dự trữ tại ngân hàng nhà nước đến lợi nhuận lại không được tìm thấỵ

Hamadi & Awdeh (2012), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ở

các ngân hàng tại Lebanon trong giai đoạn từ 1996-2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng (Panel regression) với mô hình FEM. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy mô tiền gửi, quy mô cho vay, lạm phát, tổng tiết kiệm quốc gia, tổng đầu tư có tác tương quan dương với lợi nhuận. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý của ngân hàng, rủi ro tín dụng, mức độ tập trung của các ngân hàng, dư nợ cho vay ngoại tệ, tiền gửi ngoại tệ và tăng trưởng GDP có ảnh hưởng âm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương không có ý nghĩa thống kê.

Tarus và các cộng sự (2012) nghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố đến

lợi nhuận của các NHTM ở Keyna trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy Ordinary Least Squares (OLS) và mô hình hồi quy các yếu tố cố định (FEM) để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, còn yếu tố tăng trưởng kinh tế và tập trung thị trường có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận.

Fentaw Leykun (2016), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

của ngân hàng thương mại của Ethiopia trong giai đoạn 2005-2014. Nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy đa gộp để ước tính các kết quả. Cùng với những phát hiện trong các tài liệu trước, nghiên cứu này thấy rằng sự an toàn vốn, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, mức độ cạnh tranh (chỉ số Lerner) và tốc độ tăng trưởng tiền gửi là những nhân tố quan trọng nhất trong biên lợi nhuận ròng. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy mức độ cạnh tranh cũng mang lại tín hiệu tích cực cho lợi nhuận. Kết quả cho thấy cần phải có một biện pháp để giảm tỷ lệ tập trung ngân hàng, chi phí vận hành, phí bảo hiểm rủi ro và tăng mức vốn để mang lại lợi nhuận cạnh tranh và tăng trưởng.

16

Rami Obeid và Mohammad Adeinat (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến lợi nhuận của 19 NHTM đang hoạt động tại Jordan, dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2015. Sử dụng phương pháp ước lượng các yếu tố cố định và các yếu tố ngẫu nhiên, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp; kết quả chỉ ra rằng lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mạnh hơn các yếu tố bên trong. Theo đó, vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận; tương tự là các yếu tố quy mô NHTM, quy mô cho vay và dự phòng rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận nhưng không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê; quy mô huy động vốn ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận với mức ý nghĩa 5%, trong khi đó lạm phát ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận nhưng không đảm bảo ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)