Khắc phục các khuyết tật của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY

4.3.4 Khắc phục các khuyết tật của mô hình

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 11 năm, từ năm 2008 đến năm 2018 và kết quả hồi quy theo FEM đã được lựa chọn sau khi thực hiện các kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy tại mục 4.3.2; tuy nhiên, kiểm định đa cộng tuyến và White tại mục 4.3.3 đã khẳng định có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, do vậy kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS và được trình bày tại bảng 4.9.

53

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GLS

Biến Hệ số β P-value BSIZE 0.057815* 0.0008 CRISK -1.287771* 0.0022 EQUITY -0.081180 0.5904 LDR 0.059471*** 0.0822 LOAN -0.205417* 0.0062 QOM -0.008566* 0.0000 C -0.243078 0.0732 R2 = 0.527108

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%.

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM.

Kết quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.9 cho thấy:

- Biến độc lập BSIZE và LDR được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1% và 10%.

- Biến độc lập CRISK và LOAN được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa thống kê là 1%.

- Biến độc lập QOM có hệ số hồi quy là -0.008566 với mức ý nghĩa thống kê là 1%, cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều đến PROF.

- Hệ số hồi quy của biến độc lập EQUITY chỉ ra rằng biến này giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF; tuy nhiên biến độc lập này không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

R² = 52,71% cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ

liệu ở mức 52,71% hay nói cách khác 52,71% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.

Tiếp theo, để nghiên cứu sâu hơn sự khác biệt giữa 2 nhóm NHTM (i) có sở

54

yết trên HOSE và niêm yết trên HNX, đề tài tiếp tục thực hiện hồi quy theo GLS giữa 2 nhóm NHTM này, kết quả được trình bày tại bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo GLS đối với 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước

Biến

NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước

NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước

Hệ số β P-value Hệ số β P-value BSIZE -0.066860 0.1956 0.081894* 0.0002 CRISK -2.214.675*** 0.0808 -1.723.678* 0.0002 EQUITY -2.444.939* 0.0000 0.116911 0.4617 LDR 0.227241** 0.0474 0.064893*** 0.0808 LOAN -0.745202** 0.0136 -0.210583* 0.0071 QOM -0.192128 0.2182 -0.008464* 0.0000 C 1.274.575 0.0072 -0.451487 0.0109 R2 = 0.732616 R2 = 0.560989

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%.

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM.

Kết quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.10 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF ở cả 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, ở nhóm có sở hữu kiểm soát nhà nước, mức độ ảnh hưởng của biến CRISK đến biến PROF (-2.214) mạnh hơn nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước (-1.723) với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10% và 1%.

- Biến độc lập LOAN cũng được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF ở cả 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, ở nhóm có sở hữu kiểm soát nhà nước, mức độ ảnh hưởng của biến LOAN đến biến PROF (-0.745202) mạnh

55

hơn nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước (-0.210583) với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1%.

- Biến độc lập LDR được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF ở cả 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, ở nhóm có sở hữu kiểm soát nhà nước, mức độ ảnh hưởng của biến LDR đến biến PROF (0.227241) mạnh hơn nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước (0.064893) với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 10%.

- Biến EQUITY được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến PROF với mức độ ảnh hưởng là -2.444.939 theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, trong khi đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, biến EQUITY có ảnh hưởng cùng chiều nhưng không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến BSIZE được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến PROF với mức độ ảnh hưởng là 0.081894 theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, trong khi đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, biến BSIZE có ảnh hưởng ngược chiều với mức độ ảnh hưởng là -0.066860 nhưng không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến QOM có hệ số hồi quy là -0.008464 theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, và -0.192128 đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước tuy nhiên không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%. Điều này cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, tương ứng với việc hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều đến PROF

R² = 73,26% đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước cho

thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 73,26% hay nói cách khác 73,26% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.

56

R² = 56,10% đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước

cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 56,10% hay nói cách khác 56,10% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo GLS đối với 2 nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và niêm yết trên HNX

Biến

NHTM niêm yết trên HOSE NHTM niêm yết trên HNX

Hệ số β P-value Hệ số β P-value BSIZE 0.030066 0.1458 0.065196** 0.0139 CRISK -1.586347* 0.0029 1.299068** 0.0209 EQUITY -0.275950 0.1145 0.268727 0.4859 LDR 0.022798 0.5546 -0.045370 0.6141 LOAN -0.111869 0.2040 -0.244332** 0.0124 QOM -0.008604* 0.0000 -0.415143* 0.0000 C -0.008696 0.9578 -0.050024 0.8378 R2 = 0.582857 R2 = 0.726883

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%.

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM.

Kết quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.11 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF ở nhóm NHTM niêm yết trên HOSE với mức độ ảnh hưởng - 1.586347 theo mức ý nghĩa 1% . Tuy nhiên, ở nhóm NHTM niêm yết trên HNX, biến CRISK lại có tác động cùng chiều với biến PROF với mức độ ảnh hưởng là 1.299068 theo mức ý nghĩa 5%.

- Biến độc lập QOM có hệ số hồi quy là -0.415143 cho nhóm NHTM niêm yết trên HNX và -0.008604 đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE với cùng mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt

57

động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều đến PROF trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán.

- Biến độc lập BSIZE được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức độ ảnh hưởng 0.065196 theo mức ý nghĩa 5% đối với NHTM niêm yết trên HNX, tuy nhiên, đối với NHTM niêm yết trên HOSE biến độc lập BSIZE có tác động cùng chiều đến PROF nhưng lại không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến độc lập LOAN được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức độ ảnh hưởng -0.244332 theo mức ý nghĩa 5% đối với nhóm NHTM niêm yết trên HNX, tương tự cho nhóm NHTM niêm yết trên HOSE biến LOAN cũng có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc PROF ở mức -0.111869 nhưng lại không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến EQUITY và biến LDR không đảm bảo được ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10% đối với cả 2 nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và HNX. Trong khi nhóm NHTM niêm yết trên HOSE có biến độc lập EQUITY có tác động ngược chiều với biến PROF mức độ -0.275950 thì nhóm NHTM niêm yết trên HNX ngược lại với mức độ 0.268727. Biến LDR của nhóm NHTM niêm yết trên HOSE có ảnh hưởng cùng chiều với biến PROF với mức độ 0.022798 thì nhóm NHTM niêm yết trên HNX ngược lại với mức độ ảnh hưởng -0.04537.

R² = 58,29% đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE cho thấy mô hình

hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 58,29% hay nói cách khác 58,29% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.

R² = 72,69% đối với nhóm NHTM niêm yết trên HNX cho thấy mô hình hồi

quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 72,69% hay nói cách khác 72,69% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý

58

nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)