CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1 Ảnh hưởng cùng chiều của biến độc lập đến lợi nhuận của NHTM
Thứ nhất, quy mô các NHTM (BSIZE)
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập BSIZE tại bảng 4.9 là 0.057815 cho thấy quy mô ngân hàng ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận cho thấy khi quy mô ngân hàng tăng lên 1% thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên 0.057815%. Kết quả này ủng hộ kỳ vọng mà đề tài đã đặt ra và đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm nhằm khẳng định vững chắc hơn cho cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận của 13 NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như ủng hộ kết luận từ nghiên cứu trước của Doliente (2005), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Kết quả ảnh hưởng cùng chiều của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận hàm ý rằng các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam càng mở rộng quy mô hoạt động gia tăng tài sản, phát triển mạng lưới thì lợi nhuận càng tăng. Điều này có thể giải thích là nhờ vào sức mạnh thị trường, các NHTM lớn hơn sẽ trả chi phí đầu vào thấp hơn và một lý do khác là lợi thế kinh tế theo quy mô thông qua việc phân bổ chi phí cố định trên một số lượng giao dịch lớn, chi phí tính trên mỗi đơn vị đầu ra giảm. Thực tế cũng cho ta thấy các NHTM có quy mô lớn tại Việt Nam như các NHTM khối nhà nước (NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam) và một số NHTM cổ phần lớn (NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín) nhờ vào quy mô lớn về hệ thống thường thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ các tập đoàn, tổng công ty lớn. Bên cạnh đó, đây là những ngân hàng có hình ảnh, uy tín tốt trong mắt khách hàng, đảm bảo an toàn vốn tốt hơn do đó tạo được niềm tin gửi tiền của nhân dân nên các NHTM này có thể huy động được nguồn vốn ở mức lãi suất thấp.
59
Theo kết quả nghiên cứu, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE, tuy nhiên đối với nhóm NHTM niêm yết trên HNX (gồm ACB, NVB, SHB) thì quy mô ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận với mức độ tác động 0.065196. Đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với mức ảnh hưởng 0.081894. Điều này cho thấy rằng đối với các NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, nhóm NHTM niêm yết trên HNX, việc tăng quy mô ngân hàng là điều cần thiết để gia tăng lợi nhuận, bằng các biện pháp như mở rộng mạng lưới, phòng giao dịch, đầu tư cho công nghệ... nhằm tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện naỵ
Thứ hai, tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR)
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập LDR tại bảng 4.9 là 0.059471 cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có nghĩa nếu tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động tăng (giảm) 1% và các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận thể hiện qua tỷ lệ tăng (giảm) tương ứng là 0.059471%.
Kết quả này ủng hộ kỳ vọng mà đề tài đã đặt ra và đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm nhằm khẳng định vững chắc hơn cho cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động đến lợi nhuận của 13 NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, cũng như ủng hộ kết luận từ nghiên cứu trước của Hồ Thị Lam (2017). Thực tế trong hoạt động, các NHTM phải tuân thủ tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động không vượt quá 90% (đối với NHTM nhà nước) và không quá 80% (đối với NHTM cổ phần) theo thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 10/01/2018. Do đó, các NHTM tăng trưởng tín dụng trong phạm vi cho phép theo quy định của NHNN thì sẽ góp phần gia tăng thu nhập từ lãi cho vay, do đó làm tăng tương ứng lợi nhuận của NHTM.
Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp phân tích giữa 2 nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và HNX, tuy
60
nhiên, yếu tố LDR có tác động cùng chiều với lợi nhuận ở nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước với mức độ tác động lần lượt là 0.227241 và 0.064893. Điều này hợp lý khi nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước bị khống chế tỷ lệ LDR < 90%, trong khi nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước bị khống chế LDR ở mức < 80% (theo quy định tại thông tư 36/2014/TT-NHNN), có nghĩa rằng với cùng 100 đồng vốn huy động được, NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước được cho vay đến tối đa 90 đồng, trong khi NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước chỉ được tối đa 80 đồng, đo đó mức độ ảnh hưởng của LDR có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 nhóm NHTM nàỵ
Thứ ba, hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM (QOM)
Hệ số hồi quy GLS của biến độc lập QOM tại bảng 4.9 là -0.008566 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng nhỏ thì hiệu quả quản lý chi phí của NHTM càng caọ Khi hiệu quả quản lý chi phí tăng (giảm) 1% thể hiện qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giảm (tăng) 1% và các yếu tố khác không đổi thì kéo theo lợi nhuận tăng (giảm) tương ứng 0,008566%. Kết quả này ủng hộ kì vọng mà đề tài đã đặt ra và khẳng định vững chắc hơn cho cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của hiệu quả quản lý của các NHTM đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như ủng hộ kết luận từ các nghiên cứu trước của Rami Obeid và Mohammad Adeinat (2017), Hamadi và Awded (2012), Garza-Garcia (2010), Gounder và Sharma (2012), Kasman và cộng sự (2010), Zhou và Wong (2008), Maudos và Solis (2009), Doliente (2005), Maudos và Guevara (2004), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015). Việc sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nguồn lực hiện có là chìa khóa gia tăng hiệu quả quản lý chi phí cho các NHTM. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh đúng thực trạng của các NHTM tại Việt Nam
61
trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, các NHTM bắt buộc phải nghiên cứu, có chính sách tận dụng một cách có hiệu quả nguồn lực hiện có, tiết giảm tối đa các chi phí không cần thiết nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả và đảm bảo gia tăng lợi nhuận.
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập QOM đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước là -0.192128, tuy nhiên không đảm bảo được ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%. Còn đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có hệ số hồi quy là -0.008464 với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa rằng hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận với mức độ ảnh hưởng là 0.008464. Điều này cho thấy rằng, hiệu quả quản lý chi phí đối với nhóm NHTM này cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm khi họ muốn gia tăng lợi nhuận như mong muốn.
Biến độc lập QOM đối với 02 nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và HNX cùng có hệ số hồi quy lần lượt là -0.008604 và -0.415143 với mức ý nghĩa 1%. Điều này khẳng định chắc chắn hơn cho cơ sở lý thuyết như đã đề cập ở trên, hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên đối với nhóm NHTM niêm yết trên HNX (gồm NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Quốc dân và NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội) thì việc quản lý chi phí hoạt động một cách có hiệu quả sẽ góp phần gia tăng đáng kể cho lợi nhuận của các ngân hàng nàỵ Điều này cũng phù hợp với thực tế trong những năm qua (từ năm 2013 đến nay) các ngân hàng này đã đẩy mạnh cải cách, thay đổi một cách toàn diện và đề ra chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí một cách có hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận.