CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.3 Các yếu tố còn lại trong mô hình nghiên cứu
Quy mô vốn chủ sở hữu (EQUITY)
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập EQUITY tại bảng 4.9 là -0.81180 cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, tuy nhiên biến này
65
không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%. Mối tương quan giữa quy mô vốn chủ sở hữu và lợi nhuận khá mạnh khi cho thấy khi quy mô vốn chủ sở hữu NHTM tăng lên 1% thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng - 0.81180%. Kết quả này góp phần khẳng định cho cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM đến lợi nhuận theo nghiên cứu trước của Zhou và Wong (2008). Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các NHTM gặp phải áp lực tăng vốn chủ sở hữu cho các mục đích như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, đầu tư cho công nghệ và đặc biệt hơn cả là tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính theo yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II… Do đó, dưới áp lực gia tăng vốn chủ sở hữu, các NHTM phải có mức cổ tức hấp dẫn hơn để thu hút cổ đông góp vốn, do đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng nàỵ
Khi phân tích sâu hơn giữa 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, kết quả cho thấy ở nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, quy mô vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với lợi nhuận với mức tác động -2.444939 theo mức ý nghĩa 1%, còn đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước quy mô vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với lợi nhuận với mức tác động 0.116911 nhưng lại không đảm bảo được ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân các NHTM đang bị áp lực tăng vốn để đáp ứng hệ số CAR (hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II và theo quy định của NHNN), do đó các NHTM đã và đang thực hiện mọi biện pháp có thể để kịp tăng vốn bằng cách như giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân với mức lãi suất hấp dẫn...và do đó đương nhiên lợi nhuận của NHTM cũng giảm đi tương ứng với vốn chủ sở hữu tăng lên.
Đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và HNX, tác động của biến EQUITY ngược chiều với biến PROF ở nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và cùng chiều ở nhóm NHTM niêm yết trên HNX, tuy nhiên ở 2 kết quả này đều không đảm bảo được ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hay 10%. Điều này có thể được lý giải bởi quy định về vốn cho từng sàn giao dịch chứng khoán (đối với
66
HOSE vốn điều lệ đáp ứng từ 120 tỷ đồng trở lên và HNX là từ 30 tỷ đồng trở lên), do đó quy mô vốn chủ sở hữu không lý giải được trong nghiên cứu nàỵ ---
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo các tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát. Ngoài ra, lấy mức trung bình mẫu nghiên cứu của PROF làm tiêu chuẩn so sánh, đề tài đã và làm rõ hơn thực trạng lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam theo từng NHTM và theo năm.
Sử dụng phân tích tương quan và chỉ ra tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc PROF; tuy không phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra nhưng mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, do đó đề tài xác định không sử dụng hồi quy theo Pooled OLS.
Sau khi thực hiện phân tích hồi quy theo FEM và REM dành cho dữ liệu bảng, kết quả kiểm định đưa ra sự lựa chọn kết quả hồi quy của mô hình theo FEM được chấp nhận; mô hình được kết luận không có hiện tượng tự tương quan căn cứ lựa chọn FEM, tuy nhiên mô hình lại bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi dẫn đến kết quả hồi quy cuối cùng được xác định theo GLS, qua đó xác định được 5 yếu tố đảm bảo mức ý nghĩa thống kê khi giải thích cho lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
67