CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.2 Ảnh hưởng ngược chiều của biến độc lập đến lợi nhuận của NHTM
Thứ nhất, rủi ro tín dụng của các NHTM (CRISK)
Hệ số hồi quy GLS của biến độc lập CRISK tại bảng 4.9 là -1.287771 cho thấy rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này có nghĩa nếu tổng dư nợ xấu (các khoản nợ được phân loại nhóm 3, 4, 5) tăng/giảm 1% và các yếu tố khác không đổi thì
62
lợi nhuận giảm (tăng) tương ứng 1.287771%. Kết quả này ủng hộ kỳ vọng mà đề tài đã đặt ra và góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho nghiên cứu của Hamadi và Awded (2012), Fungáčová và Poghosyan (2009). Thực tế cho thấy khi NHTM phát sinh các khoản nợ xấu thì dĩ nhiên chi phí trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ này tăng lên, gia tăng áp lực chi phí cho NHTM, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận NHTM sẽ giảm đi tương ứng. Bên cạnh đó, các chi phí khác phát sinh trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu cũng góp phần gia tăng chi phí mà NHTM phải gánh chịu (chi phí cho việc thu giữ, bảo quản tài sản thế chấp, chi phí xử lý nợ, thẩm định giá độc lập, phí thi hành án, bán đấu giá tài sản, các loại thuế phải nộp…). Năm 2017, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được ban hành không những tạo hành lang pháp lý giúp các TCTD đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu mà còn góp phần làm giảm áp lực chi phí cho các NHTM.
Khi phân tích cho từng nhóm NHTM, nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước có tác động ngược chiều và mạnh hơn nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước (mức độ tác động lần lượt là -2.214 và -1.723). Thực tế cho thấy, nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước (gồm NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam) có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thuộc hàng cao nhất trong hệ thống các NHTM, trong đó NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NHTM cổ phần Công thương Việt Nam là 2 ngân hàng có nợ xấu xếp loại cao nhất hệ thống NHTM với nợ xấu năm 2018 của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 18.800 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 1,9% tổng dư nợ và NHTM cổ phần Công thương Việt Nam là 13.700 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 1,6% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng nàỵ Ở nhóm NHTM niêm yết trên HOSE, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng có ảnh hưởng ngược chiều với mức độ tác động - 1.586347, tuy nhiên, ở nhóm NHTM niêm yết trên HNX lại có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ ảnh hưởng 1.299068. Điều này cho thấy NHTM niêm yết trên HNX chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn để có được lợi nhuận tốt hơn (theo
63
thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận) bên cạnh việc thực hiện tốt công tác quản trị rủi rọ
Thứ hai, quy mô cho vay của các NHTM (LOAN)
Kết quả hồi quy theo mô hình GLS đã cho ta thấy biến độc lập LOAN có hệ số là -0.205417 cho thấy quy mô cho vay ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết tại Việt Nam với tương quan tương đối mạnh. Khi quy mô cho vay của ngân hàng tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm đi 0.205417%. Kết quả này đi ngược lại kỳ vọng ban đầu của đề tài và mâu thuẫn với nhiều kết quả nghiên cứu đã đưa ra như Hamadi và Awded (2012), Maudos và Guevara (2004), Maudos và Solis (2009), Phạm Hoàng Ân và Võ Thị Kim Loan (2016), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015). Kết quả quy mô cho vay ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết tại Việt Nam ủng hộ kết luận từ nghiên cứu Kasman và cộng sự (2010), Zhou và Wong (2008). Thực tiễn thời gian qua, mặc dù NHNN Việt Nam cho phép tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ khá cao trong một quãng thời gian dài (2008 đến 2017) nhưng do áp lực cạnh tranh, các NHTM lại tập trung vào việc chiếm lĩnh thị phần thông qua việc cho vay với lãi suất thấp, NIM tín dụng không cao, đồng thời việc tăng trưởng tín dụng quá nóng kéo theo nhiều hệ lụy như thẩm định cho vay sơ sài, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay qua loa, cho vay đối với khách hàng chưa đủ điều kiện vay vốn... làm phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, dẫn đến gia tăng thêm chi phí cho NHTM kéo theo lợi nhuận của các NHTM này cũng giảm đi tương ứng.
Khi phân tích sâu hơn cho 2 nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước và không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và niêm yết trên HNX cũng cho kết quả tương tự kết quả chung khi nghiên cứu cho nhóm 13 NHTM trong mẫu nghiên cứụ Điều này càng khẳng định chắc chắn cho cở sở lý thuyết như đã nêu ở trên, đồng thời cũng phản ánh thực tế trong những năm qua của hệ thống NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh hết sức gay gắt. Việc giành thị phần giữa các NHTM với nhau trở thành vấn
64
đề sống còn đối với các NHTM, chỉ khi có được thị phần thì các NHTM mới có thể bán được sản phẩm của mình và tạo ra thu nhập. Do đó, việc mở rộng quy mô cho vay chưa hẳn đã mang đến cho NHTM nguồn thu đáng kể khi mà các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Các NHTM chấp nhận NIM tín dụng không cao để giành thị phần. Đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, mức độ tác động của quy mô cho vay đến lợi nhuận mạnh hơn đáng kể so với nhóm không có sở hữu kiểm soát của nhà nước (-0.745202 so với -0.210583). Các NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước không chỉ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mà bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thực hiện các chương trình, chủ trương, chính sách của chính phủ, của nhà nước. Cụ thể như trong thời gian qua, chính phủ có các chương trình hỗ trợ cho vay đánh bắt xa bờ, cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67, cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp sạch công nghệ cao, cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cho vay khởi nghiệp...Thực tế cho thấy các NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước đã thực hiện rất tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ này, tuy nhiên với mức lãi suất cho vay hỗ trợ khá thấp, NIM tín dụng không cao, đồng thời những rủi ro phát sinh trong quá trình tăng trưởng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này tương đối cao hơn phân khúc bán lẻ, tiêu dùng. Do đó, mối tương quan nghịch giữa LOAN và PROF trong trường hợp này khá hợp lý.
Mối tương quan giữa LOAN và PROF giữa nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và HNX cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu nhóm NHTM niêm yết trên HNX có tương quan nghịch với mức độ ảnh hưởng là -0.244332 thì ở nhóm NHTM niêm yết trên HOSE lại không đạt được ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10% mặc dù mức độ ảnh hưởng là -0.111869.