PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Đề tài thực hiện gộp chung dữ liệu từ 13 NHTM trong giai đoạn nghiên cứu 11 năm và xác định hệ số tương quan giữa các biến, có đính kèm theo bên dưới từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa, kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

45

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến

PROF BSIZE CRISK EQUITY LDR LOAN QOM

PROF 1.0000 --- BSIZE 0.2873* 1.0000 0.0005 --- CRISK -0.1089 0.0475 1.0000 0.1956 0.5734 --- EQUITY -0.1741** -0.6239* -0.0661 1.0000 0.0376 0.0000 0.4326 --- LDR 0.1366 0.2513* -0.0943 -0.2287* 1.0000 0.1038 0.0025 0.2625 0.0060 --- LOAN 0.1408*** 0.6422* 0.1538** -0.3917* 0.5879* 1.0000 0.0936 0.0000 0.0666 0.0000 0.0000 --- QOM -0.6386* -0.1294 -0.1377 0.0390 -0.0950 -0.2279 1.0000 0.0000 0.1235 0.1011 0.6437 0.2590 0.0062* ---

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%, và (***) Mức ý nghĩa 10%.

46

Bảng 4.2 cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, bao gồm tương quan giữa các biến độc lập BSIZE, CRISK, EQUITY, LDR, LOAN, QOM với biến phụ thuộc PROF và tương quan giữa các biến độc lập BSIZE, CRISK, EQUITY, LDR, LOAN, QOM với nhaụ

Thứ nhất, tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc (PROF)

Biến độc lập BSIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF là 0.2873 theo mức ý nghĩa 1% cho thấy biến động quy mô NHTM với biến động lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau, hàm ý rằng NHTM có quy mô càng lớn thì càng có lợi nhuận caọ

Biến độc lập CRISK có tương quan âm với biến phụ thuộc PROF là - 0.1089, điều này phản ánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao thì lợi nhuận giảm tương ứng. Tuy nhiên, mối tương quan giữa biến CRISK và biến phụ thuộc PROF không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

Biến độc lập EQUITY có tương quan âm với biến phụ thuộc PROF là - 0.1741 với mức ý nghĩa 5%, cho thấy biến động quy mô vốn chủ sở hữu có quan hệ ngược chiều với biến động lợi nhuận của NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mối tương quan này có thể được giải thích là khi quy mô vốn chủ sở hữu càng tăng thì càng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng nàỵ

Biến độc lập LDR có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF là 0.1366, điều này cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mối tương quan này có thể được giải thích là khi tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động càng tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng này cũng tăng tương ứng. Tuy nhiên, mối tương quan giữa biến LDR và biến phụ thuộc PROF không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

Biến độc lập LOAN có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF là 0.1408 theo mức ý nghĩa 10%, cho thấy rằng các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có biến động quy mô cho vay cùng chiều với biến động lợi nhuận. Mối tương quan này có thể được giải thích khi các NHTM mở

47

rộng quy mô cho vay sẽ làm tăng nguồn thu từ hoạt động cho vay – là nguồn thu trọng yếu của NHTM làm lợi nhuận của các ngân hàng này cũng tăng tương ứng.

Hệ số tương quan giữa biến độc lập QOM với biến phụ thuộc PROF là - 0.6386 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động ngược chiều với biến động lợi nhuận, hàm ý biến động hiệu quả quản lý cùng chiều với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng các NHTM càng gia tăng hiệu quả quản lý thì lợi nhuận càng tăng.

Thứ hai, tương quan giữa các biến độc lập với nhau và kiểm định đa cộng tuyến

Dựa vào ma trận tương quan tại bảng 4.2, xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập BSIZE, CRISK, EQUITY, LDR, LOAN và QOM với nhau, nhận thấy không có hiện tượng tự tương quan mạnh giữa các biến độc lập với nhau (thể hiện ở hệ số tương quan < 0,8).

Để khẳng định chắc chắn hơn cho hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến hay không trong mô hình hồi quy, đề tài thực hiện các hồi quy phụ giữa các biến và từ đó xác định hệ số phóng đại phương sai, kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Hệ số phóng đại phương sai

Variable Centered VIF

BSIZE 2.556803 CRISK 1.116927 EQUITY 1.681223 LDR 1.737862 LOAN 2.845669 QOM 1.071219

Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quỵ

Theo bảng 4.3, hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập nhỏ hơn 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến với nhau trong các mô hình nghiên cứu (Gujarati, 2011).

48

Tuy nhiên ngoài việc phân tích hồi quy theo Pooled OLS, đề tài sẽ tiếp tục phân tích hồi quy cho dữ liệu bảng cân bằng theo FEM và REM, được trình bày chi tiết tại mục 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)