Các chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng tín dụng tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 30)

1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng tín dụng tại NHTM

1.2.2.1. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng.

Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đƣợc phản ánh qua tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ. Phân tích cơ cấu dƣ nợ tín dụng sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc liệu ngân hàng có đang tập trung rủi ro tín dụng vào một ngành kinh tế, một đối tƣợng tín dụng nào hay không.

1.2.2.2. Nợ quá hạn và nợ xấu

 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Chỉ tiêu nợ quá hạn thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑁ợ 𝑞𝑢𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợá ℎạ𝑛 x 100%

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng cao. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lƣợng tín dụng thấp. Tuy nhiên, trong thực tế để phản ánh chính xác hơn chất lƣợng tín dụng, các Ngân hàng thƣờng sử dụng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dƣ nợ.

 Nợ xấu

Theo Thông lệ quốc tế nợ xấu là các khoản nợ khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập vào gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá han dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ.

Định nghĩa nợ xấu của Chuẩn mực kế toán (IAS) đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới: “ Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại”. [14]

Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3 (dƣới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn). [6]

Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng mà có nguy cơ mất vốn. Chỉ tiêu nợ xấu thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 x 100%

Tỷ lệ này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao, và ngƣợc lại. Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hƣớng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trƣớc cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc cải thiện.

1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luận chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu đƣợc nợ nhanh hay chậm từ đó cân đối để cho vay mới lại. Đây là chỉ tiêu quan trọng đƣợc ngân hàng tính toán hằng năm để đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số phản ánh vòng quay vốn tín dụng đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Vòng quay vốn tín dụng = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 x 100

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã

luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thu hồi nợ tốt. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các khách hàng, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng tín dụng càng cao.

1.2.2.4. Thu nhập lãi cận biên (NIM-Net interest margin)

NIM nhằm đo lƣờng mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM đƣợc tính theo công thức sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ừ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 −𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ờ𝑖 x 100% Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tăng thêm một đơn vị tài sản sinh lời thì thu nhập ròng từ lãi tăng thêm bao nhiêu đơn vị.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng sẽ không thể coi là có chất lƣợng nếu không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng sinh lời, chất lƣợng tín dụng tốt, ngƣợc lại thì hiệu quả không cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng mang tính tƣơng đối bởi vì nó còn chịu ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ, lãi suất huy động, chính sách quan hệ khách hàng.

1.2.2.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết, trong100 đồng trong tổng nguồn vốn huy động thì có bao nhiêu đồng đƣợc sử dụng cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn huy động càng cao thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng hiệu quả và ngƣợc lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng cho vay quá mức, thì sẽ chịu rủi ro thanh khoản, ngƣợc lại nếu hiệu suất sử dụng

vốn quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí đồng vốn, tức là nguồn vốn chƣa đƣợc sử dụng một cách tối ƣu.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là chính sách do hội đồng quản trị ban hành, đƣợc thiết kế nhằm hƣớng dẫn và/hoặc kiểm tra định hƣớng hoạt động tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành quy định Pháp luật và đƣờng lối của NHTW, đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, nếu ngân hàng xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng đảm bảo đƣợc lợi ích của các bên liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật và thị trƣờng sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cũng phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật để phù hợp với mục tiêu và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Bất cứ NHTM nào muốn có chất lƣợng tín dụng tốt đều phải có chính sách tín dụng phù hợp, rõ ràng và đúng đắn.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là hƣớng dẫn để thực hiện và kiểm soát quá trình cấp phát tín dụng, là các bƣớc đi cụ thể bắt đầu từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, phê duyệt và giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi đƣợc nợ vay, đồng thời nêu rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng ngƣời, từng bộ phận trong việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Một quy trình trình tín dụng hợp lý, đảm bảo tính khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm

bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng và tạo điều kiện mở rộng tín dụng.

Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng

Thông tin có vai trò quan trọng trong quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, thông tin ngành, ngƣời quản lý có thể đƣa ra những quyết định cần thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý khoản vay. Số lƣợng, chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định khách hàng... để đƣa ra quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời, toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lƣợng tín dụng càng cao.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đây là hoạt động mang tính bắt buộc và thƣờng xuyên đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ càng độc lập, thƣờng xuyên sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hƣớng, thực hiện đúng các nguyên tắc trong quy trình tín dụng. Chất lƣợng tín dụng tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai phạm phát sinh, các gian lận trong quá trình cấp tín dụng và sự khắc phục sai sót có nghiêm túc và kịp thời không. Từ đó, đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình tín dụng góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Chất lƣợng nguồn nhân lực

Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý chất lƣợng tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu trình độ của ngƣời lao động ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay

của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng.

Hệ thống công nghệ ngân hàng

Các trang thiết bị, máy móc hiện đại, phần mềm thiết thực đƣợc trang bị nhằm cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn. Nhờ đó góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng.

Việc hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng mang lại những giá trị to lớn. Hệ thống công nghệ càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt cho nghiệp vụ thì các công tác kiểm tra, giám sát cũng dễ dàng hơn, từ đó chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc kiểm soát tốt hơn.

1.2.3.2. Yếu tố từ phía khách hàng

Năng lực sản xuất kinh doanh: Thể hiện qua vị trí của khách hàng trong ngành nghề họ kinh doanh, quy mô sản xuất, hệ thống mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm, hệ thống mạng lƣới đại lý và các bạn hàng truyền thống....Đây là những thông tin quan trọng mà CBTD phải nắm rõ khi thẩm định khách hàng để làm rõ khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ nhất, từ đó đƣa ra quyết định cấp tín dụng chính xác, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Đạo đức và uy tín khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cấp tín dụng, nếu nhƣ các thông tin về tài chính, phƣơng án kinh doanh đƣợc khách hàng cung cấp sai lệch, thiếu trung thực thì nguy cơ ngân hàng có thể sẽ không thu hồi đƣợc nợ dẫn đến rủi ro cho khoản cấp tín dụng và ảnh hƣởng chất lƣợng tín dụng ngân hàng.

Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh : Khách hàng có kinh nghiệm, năng lực quản lý sẽ cho ra những phƣơng án, dự án kinh doanh khả thi với chất

lƣợng tốt từ đó đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng nhƣ tạo ra lợi nhuận cho chính mình.

1.2.3.3. Yếu tố môi trƣờng vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế

Một nền kinh tế có mức tăng trƣởng ổn định sẽ tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho khách hàng mở rộng kinh doanh, lợi nhuận tăng cao, từ đó, nhu cầu vay vốn cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Ngƣợc lại, nền kinh tế suy thoái, tăng trƣởng không ổn định thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dài dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, chất lƣợng tín dụng bị giảm sút.

Môi trƣờng chính trị - xã hội

Môi trƣờng chính trị - xã hội đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị - xã hội trong nƣớc sẽ là một trong những yếu tố thuận lợi cho các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị nhƣ: chiến tranh, xung đột đảng phải, cấm vận, biểu tình... có thể dẫn đến những thiệt hại cho khách hàng và cả nền kinh tế nói chung, ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng.

Môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách

Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, pháp luật có vai trò quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trôi chảy. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển từ một nền kinh tế thị trƣờng tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trƣờng văn minh, pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế. Vì vậy pháp luật có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Một hệ thống pháp luật đồng bộ cộng với ý

thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng chính là cơ sở đảm bảo cho chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao.

Sự thay đổi chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc cũng gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách khuyến khích, hạn chế đầu tƣ đều ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, của ngân hàng và từ đó tác động đến chất lƣợng tín dụng.

Môi trƣờng tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc cho cả ngƣời vay lẫn ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhƣng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, đồng thời Ngân hàng thƣờng đƣợc chia sẻ thiệt hại với các công ty Bảo Hiểm hoặc đƣợc Nhà Nƣớc hỗ trợ nên có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong và ngoài nƣớc. nƣớc.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Citibank

Citibank là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Mỹ và thế giới, hiện tại Citibank đã áp dụng một mô hình quản lý rủi ro nhƣ sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lƣợng trong đo lƣờng rủi ro tín dụng . Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của Ngân hàng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dƣ nợ tín dụng của Citibank bất chấp loại hình, phƣơng thức cấp tín dụng ...Hệ thống tính điểm khách hàng ở mức xếp hạng này đƣợc coi là không có rủi ro. Hạng 10 tƣơng đƣơng với mức D của S&P cho thấy khách hàng “bị nghi ngờ” hoặc lỗ hạng từ 1- 4 đƣợc coi là đáng để đầu tƣ, hạng từ 5-10 là không nên đầu tƣ. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ƣu điểm trong việc đánh giá khách hàng nhanh và chính xác.

Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)