So sách chất lƣợng tín dụng của MB, ACB và SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 63 - 69)

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.2. So sách chất lƣợng tín dụng của MB, ACB và SHB

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SHB là các ngân hàng hiện tƣơng đồng với SHB về quy mô, vốn điều lệ và các loại hình dịch vụ…, tuy nhiên luận văn chỉ tiến hành so sánh với hai ngân hàng tiêu biểu là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và thời gian nghiên cứu là từ năm 2012 sau khi nhận sáp nhập với Habubank tới năm 2016. Sở dĩ hai ngân hàng này đƣợc chọn để so sánh chất lƣợng tín dụng với SHB bởi vì:

 Đây đều là các ngân hàng TMCP, có quy mô tổng tài sản xấp sỉ nhau, cụ thể đến cuối năm 2016 tổng tài sản SHB là 234.786 tỷ đồng, ACB là 233.680 tỷ đồng và MB là 256.259 tỷ đồng. [8][9]

 Các ngân hàng này đều có quy mô vốn điều lệ gần bằng nhau, cụ thể năm 2016 vốn điều lệ SHB là 11.197 tỷ đồng, ACB là 10.273 tỷ đồng và MB là 17.127 tỷ đồng [8][9]

 Có hình thức hoạt động và mức độ phát triển khá tƣơng đồng.

 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tƣơng tự nhƣ SHB, khách hàng thƣờng so sánh sản phẩm dịch vụ, thƣơng hiệu của SHB với 2 ngân hàng này.

2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng

Bảng 2.12. So sánh dƣ nợ tín dụng của ACB, MB và SHB tƣ̀ năm 2012 - 2016

ĐVT: tỷ đồng Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 Dƣ nợ Dƣ nợ +/- (%) Dƣ nợ +/- (%) Dƣ nợ +/- (%) Dƣ nợ +/- (%) ACB 102.815 107.190 4,26 116.324 8,52 135.348 16,35 163.601 17,27 MB 74.479 87.743 17,81 100.569 14,62 121.349 20,66 150.738 19,50 SHB 56.940 76.510 34,37 104.096 36,06 131.428 26,26 163.370 19,55

Qua bảng 2.12 ta thấy tốc độ tăng trƣởng tín dụng của SHB tƣơng đối cao, năm 2013 SHB tăng trƣởng tín dụng tới 34,37% so với năm 2012, trong khi đó ACB tăng rất ít chỉ có 4,26% và MB là 17,81%. Vì tình hình chung của hệ thống ngân hàng là bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, các doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc phải thu hẹp quy mô. Ngoài ra, chính sách của NHNN cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay tại các ngân hàng, siết chặt hơn việc sử dụng vốn và an toàn vốn trong hoạt động tín dụng.

Qua 5 năm dƣ nợ tín dụng của SHB tăng 106.430 tỷ đồng, cao hơn mức tăng của ACB là 60.786 tỷ đồng và MB là 76.259 tỷ đồng. Mặc dù trong những năm qua nền kinh tế có nhiều khó khăn nhƣng SHB vẫn có mức tăng trƣởng ấn tƣợng bình quân gần 29,06% so với năm trƣớc cao hơn so với ACB là 11,6% và MB là 18,15%. Từ chỗ dƣ nợ tín dụng chỉ bằng 1/2 dƣ nợ ACB, 2/3 dƣ nợ MB trải qua 5 năm dƣ nợ SHB đạt xấp sỉ dƣ nợ ACB và MB.

Phân tích cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng.

Bảng 2.13. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng của ACB, MB và SHB tƣ̀ năm 2012 – 2016 (ĐVT: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB, MB và SHB từ năm 2012 – 2016

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016

ACB

Doanh nghiệp 56,87 57,51 54,95 50,83 47,17

Hộ kinh doanh, cá nhân 43,13 42,49 45,05 49,17 52,83

MB

Doanh nghiệp 87,68 86,01 79,60 74,22 70,11

Hộ kinh doanh, cá nhân 12,32 13,99 20,40 25,78 29,89

SHB

Doanh nghiệp 72,01 76,81 83,93 82,32 81,32

Cơ cấu dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp từ năm 2012 đến năm 2016 của SHB khá cao, bình quân trên 80% tổng dƣ nợ, cao hơn ACB với mức bình quân là 53,47% và xấp xỉ bằng MB. Tuy nhiên, trong khi MB và ACB đang giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng dƣ nợ vay thì SHB lại có xu hƣớng tăng từ năm 2012 đến năm 2014 và giảm nhẹ trong 2 năm tiếp theo nhƣng vẫn ở mức khá cao so với ACB và MB. Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của SHB là 81,32%, ACB là 47,17% và MB là 70,11%. Khi cơ cấu dƣ nợ vay tập trung quá nhiều vào đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp thì rủi ro cũng tăng cao vì đối tƣợng này chịu tác động rất nhiều bởi môi trƣờng kinh tế - xã hội và chính trị. Do đó, SHB nên đẩy mạnh cho vay cá nhân và hộ gia đình trong những giai đoạn tiếp theo nhằm phân tán rủi ro tín dụng có thể xảy ra, nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng.

Phân tích cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của MB, ACB và SHB từ năm 2012 –2016 (ĐVT: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB, MB và SHB từ năm 2012 – 2016

- 50,00 100,00

2012 2013 2014

2015 2016

CƠ CẤU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA MB2012 - 2016 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn - 50,00 100,00 2012 2013 2014 2015 2016

CƠ CẤU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA ACB2012 - 2016 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn - 50,00 100,00 2012 2013 2014 2015 2016

CƠ CẤU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA SHB2012 - 2016

Biểu đồ 2.5 cho thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn bình quân của SHB dƣới 50% trong khi ACB và MB đều trên 50% tổng dƣ nợ vay. Tuy nhiên, cả 3 ngân hàng này đều có xu hƣớng giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và tăng cho vay trung dài hạn, cụ thể năm 2012 tỷ trọng nợ ngắn hạn tại SHB, MB và ACB lần lƣợt là 56,61%; 71,28%; 54,35% sang năm 2016 giảm lần lƣợt còn 40,26%; 47,61%; 46,85%. Các khoản vay trung dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trƣờng trong khoảng thời gian dài hơn, tính thanh khoản kém hơn do các khoản vay chƣa đến hạn trong khi nguồn tiền huy động từ dân cƣ phần lớn là ngắn hạn, lãi suất theo lý thuyết cũng sẽ cao hơn ngắn hạn do độ nhạy cảm lãi suất kém hơn. Do đó, việc cả 3 ngân hàng này gia tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn tức là đang chấp nhận rủi ro cao để tăng lợi nhuận, điều này có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai.

2.2.2.2. Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn:

Biểu đồ 2.6: So sánh tỷ lệ nợ quá hạn của ACB, MB và SHB tƣ̀ năm 2012 – 2016 (ĐVT: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB, MB và SHB từ năm 2012 – 2016

2012 2013 2014 2015 2016 ACB 7,77 5,79 4,75 3,19 2,99 MB 6,30 7,50 5,60 4,71 2,58 SHB 16,90 7,13 3,93 3,19 3,50 - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00

Qua biểu đồ 2.6 cho thấy, tỷ lệ quá hạn của ACB, MB và SHB đều ở mức khá cao, đặc biệt năm 2012, 2013 cả 3 ngân hàng đều có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn mức 5%. Năm 2012, so với MB và ACB thì tỷ lệ nợ quá hạn tại SHB là hơn cả, nguyên nhân là do khi nhận sáp nhập với Habubank, SHB cũng nhận về khá nhiều khoản nợ quá hạn, cộng thêm tình hình kinh tế trong những năm qua diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản, hàng hóa tồn động không thể xuất bán…đẩy tỷ lệ nợ quá hạn của SHB năm 2012 lên cao. Đây là diễn biến chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn này.

Sang đến năm 2013, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm ở ACB và SHB, tuy nhiên MB vẫn đang trong tình trạng khó khăn, chƣa tìm đƣợc giải pháp khắc phục mà còn đẩy tỷ lệ này lên cao hơn ở mức 7,5%. Tuy nhiên, đến năm 2014, cả 3 ngân hàng này đều giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tốc độ giảm của SHB cao hơn hai ngân hàng còn lại rất nhiều từ mức 7,13% năm 2013 giảm xuống còn 3,93% năm 2014, giảm gần 3% trong khi ACB và MB giảm ở mức 1%. Đến hết năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn tại SHB là 3,19% thấp nhất trong 3 ngân hàng.

Từ năm 2012 đến năm 2015, bằng sự nổ lực và phƣơng hƣớng thu hồi nợ triệt để, tỷ lệ nợ quá hạn tại SHB giảm mạnh, từ chỗ có tỷ lệ cao hơn ACB và MB năm 2012 thì đến năm 2015 tỷ lệ này thấp hơn cả ACB lẫn MB. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng tại SHB ngày một nâng cao, công tác thu hồi nợ đạt đƣợc nhiều tiến bộ vƣợt bậc.

Tuy nhiên, đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn của SHB tăng lên 3,5% trong khi ACB và MB tiếp tục giảm, tỷ lệ nợ quá hạn tại SHB cao nhất trong 3 ngân hàng. Nhƣ vậy, việc tăng trƣởng tín dụng quá nóng trong thời gian qua đã làm gia tăng rủi ro và giảm chất lƣợng tín dụng ngân hàng.

Nợ xấu:

Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ACB, MB và SHB từ năm 2012 – 2016

(ĐVT: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB, MB và SHB từ năm 2012 – 2016

Qua biểu đồ 2.7 cho thấy, tỷ nợ xấu tại SHB còn khá cao so với ACB và MB, đáng chú ý nhất vẫn là giai đoạn năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng vƣợt lên 8,8% trong khi ACB là 2,5% và MB là 1,84%. Năm 2013, cả ACB và SHB đều có nợ xấu trên 3%, tuy nhiên tại MB thì tỷ lệ này vẫn còn trong kiểm soát thấp hơn tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quy định là 3%, điều này chứng tỏ MB luôn duy trì chính sách cấp tín dụng thận trọng và có ý thức cao trong quản lý chất lƣợng tín dụng.

Đến năm 2016, ACB có tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhất chỉ còn 0,87% với tốc độ giảm là 33,6% so với năm 2015, MB giảm còn 1,32% nhƣng SHB lại tăng lên 1,87%, cho thấy rủi ro tín dụng đang gia tăng tại SHB.

2012 2013 2014 2015 2016 ACB 2,50 3,34 2,20 1,31 0,87 MB 1,84 2,45 2,73 1,62 1,32 SHB 8,80 4,06 2,03 1,72 1,87 - 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)