Những tồn tại trong hoạt động quản lý chất lƣợng tín dụng tại SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 71 - 72)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động quản lý chất lƣợng tín dụng tại SHB

Thứ nhất: SHB đang đẩy mạnh cho vay những ngành nghề kinh tế có rủi ro cao nhƣ kinh doanh bất động sản, mua xe ô tô …mà TSBĐ thƣờng là từ chính nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Tỷ trọng cho vay các nhóm ngành này đang có xu hƣớng tăng dần, chiếm trên 20% tổng dƣ nợ vay, làm rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng theo. Thật vậy, trong thời gian qua do nhu cầu nhà ở tăng cao nên SHB đã đẩy mạnh cho vay dự án bất động sản cao cấp nhƣ dự án căn hộ cao cấp D.’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu, dự án khu Căn hộ và Thƣơng mại Dịch vụ Gia Phát – Lê Đức Thọ, chung cƣ Taseco Complex – Hà Nội…và hiện còn nhiều dự án đang trong quá trình hoàn tất thủ tục. Phần lớn các dự án này đƣợc đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đƣợc chủ đầu tƣ thế chấp vay vốn tại SHB sau đó lại đƣợc chính SHB hoặc ngân hàng khác cho khách hàng vay mua chính căn hộ của các dự án đó, nhƣ vậy rủi ro từ việc cho vay thế chấp tài sản là dự án bất động sản sẽ rất lớn, bởi ngân hàng đã hai lần giải ngân cho hai khoản vay khác nhau mà chỉ có một tài sản bảo đảm.

Thứ hai: Cho vay trung dài hạn tại SHB chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn, việc tăng cho vay trung dài hạn sẽ kéo theo rủi ro tín dụng tăng cao do thời hạn vay dài khó lƣờng trƣớc những biến động trong tƣơng lai.

Thứ ba: Hoạt động tín dụng tại SHB vẫn chƣa đƣợc đa dạng, tập trung chủ yếu vào nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp với tỷ trọng trên 80% tổng dƣ nợ vay. Do tập trung chủ yếu vào 1 nhóm khách hàng nên mức độ phân tán rủi ro tín dụng sẽ thấp, nguy cơ tổn thất sẽ cao và làm giảm chất lƣợng tín dụng ngân hàng khi những biến động kinh tế - chính trị xảy ra.

Thứ tư: Việc đẩy mạnh cho vay ồ ạt trong thời gian quá đã làm nợ xấu, nợ quá hạn có xu hƣớng tăng trở lại. Sau 4 năm nổ lực giảm tỷ lệ nợ xấu sau khi nhận sáp nhập với Habubank thì đến nay nợ xấu đã có dấu hiệu tăng trở lại từ 1,72% năm 2015 lên 1,87% năm 2016.

Thứ năm: Việc chuyển giao nợ xấu từ SHB sang VAMC chỉ là giải pháp giãn nợ, giúp bảng cân đối tài chính của SHB “sạch” tạm thời trong vòng 5 năm. Nếu sau 5 năm khoản nợ mà VAMC mua không bán đƣợc để thu hồi vốn về thì món nợ xấu sẽ quay trở lại SHB. Điều này có nghĩa dù nợ xấu đƣợc chuyển giao sang VAMC, song trách nhiệm chính về khoản nợ vẫn thuộc về SHB. Nói cách khác, bán nợ xấu cho VAMC chỉ là biện pháp giãn nợ, giúp ngân hàng tránh đƣợc thua lỗ tạm thời. Nếu khoản nợ này VAMC không thể bán đƣợc, đến kỳ đáo hạn trái phiếu, nợ xấu sẽ quay trở lại ngân hàng.

Thứ sáu: Thu nhập lãi cận biên của SHB so với các ngân hàng TMCP cùng quy mô, thị phần là khá thấp, điều đó cho thấy ngân hàng chƣa kiểm soát chặc chẽ tài sản sinh lời, theo đuổi nguồn vốn chi phí cao, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng dẫn đết chất lƣợng tín dụng cũng suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)