Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 42 - 45)

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Nội [10]

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.

Ngày 20/01/2006, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ- NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần, từ đó tạo đƣợc thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB.

Sau khi nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), tính đến hết năm 2016, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 235 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng, hơn 4 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, gần 8.000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lƣới kinh doanh rộng lớn với gần 500 chi nhánh và PGD trải dài trên cả nƣớc và 02 chi nhánh tại Lào, Campuchia. Với những nỗ lực không ngừng suốt chặng đƣờng 24 năm qua, SHB đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thƣởng cao quý trong và ngoài nƣớc cho những thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân.

Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thƣơng mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lƣợc phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát

triển vì lợi ích của cộng đồng. Với những thành tích đã đạt đƣợc, SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ SHB từ năm 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ của SHB từ năm 2012 – 2016

Đến 31/12/2016, tổng tài sản SHB là 234.786 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2015. Trong bối cảnh ngân hàng gặp phải những thách thức của kinh tế vĩ mô nhƣng vẫn phải nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh đồng thời tập trung công cuộc tái cơ cấu hậu sau sáp nhập nhƣng các chỉ tiêu tài chính nói chung của SHB và tổng tài sản nói riêng vẫn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao .

Tổng vốn điều lệ năm 2016 đạt 11.197 tỷ đồng và tăng thêm 10,03% so với năm 2015, có thể thấy đƣợc rằng quy mô vốn điều lệ SHB tăng trƣởng nhanh chóng và ổn định qua các năm.

2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Về cơ cấu quản lý bộ máy, SHB thực hiện hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình mới hiện đại, tinh gọn, chặc chẽ và tối ƣu phù hợp với chiến lƣợc phát

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản (Tỷ đông) - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2012 2013 2014 2015 2016 Vốn điều lệ (Tỷ đông)

triển của ngân hàng trong từng thời kỳ. SHB chú trọng phát huy tối đa năng lực của từng đơn vị và tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả nhất cho toàn hệ thống.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, SHB định hƣớng xây dựng theo mô hình hiện đại, hoạt động theo Khối nhằm tập trung hiệu quả nguồn nhân lực, đảm bảo công tác quản trị, điều hành thuận lợi, an toàn và hiệu quả, dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng

Các khối nghiệp vụ của SHB gồm:

 Khối kinh doanh vốn và thị trƣờng tài chính.

 Khối ngân hàng bán lẻ

 Khối ngân hàng doanh nghiệp

 Khối quản lý rủi ro

 Khối quản lý và tài chính chính kế toán

 Khối quản trị và phát triển nguồn nhân lực

 Khối vận hành

 Khối công nghệ thông tin

Mỗi khối có chức năng, nhiệm vụ và có các phòng ban trực thuộc theo quyết định của Hội đồng quản trị trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)