3.2. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hơp lý trong từng thời kỳ
Từ kết quả phân tích thực trạng hoat động tín dụng của SHB cho thấy chính sách tín dụng của ngân hàng vẫn còn tập trung nhƣng chƣa đa dạng hóa. Cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm trên 80% trong tổng dự nợ, SHB tập trung nguồn lực vào xây dựng và cung cấp các sản phẩm để phục vụ vài nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với SHB và đối tác của các doanh nghiệp này. Đồng thời, cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu. Đây là những đối tƣợng luôn đƣợc SHB khuyến khích phát triển với tỷ trọng dƣ nợ cao trong những năm qua. Việc tập trung
đẩy mạnh cho vay quá nhiều vào một nhóm đối tƣợng nhƣ vậy rất dễ xảy ra rủi ro cho SHB. Do đó, bên cạnh cho vay doanh nghiệp, SHB nên đẩy mạnh cho vay cá nhân, hộ gia đình nhiều hơn, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp, nhƣ vậy có thể phân tán bớt rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Với một số giải pháp nhƣ sau:
Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng cá nhân, ngoài các sản phẩm truyền thống cho vay kinh doanh, sữa chữa nhà ở, vay mua ô tô, mua bất động sản…SHB cần đẩy mạnh cho vay tiêu dùng đối với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định, các sản phẩm thẻ tín dụng, các sản phẩm cho vay liên kết đối với các đối tác dành cho cá nhân, hộ gia đình, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động...
Hiện tại SHB chỉ liên kết với các tổ chức sau: kinh doanh xe ô tô, kinh doanh bất động sản, các công ty du học và một vài doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng hiện hữu...Việc cho vay theo nhóm khách hàng thông qua các đối tác liên kết không chỉ giúp ngân hàng dễ dàng thẩm định các nội dung về mục đích vay, thu nhập mà còn giúp giảm các chi phí phi lãi. Do đó, trong xu thế mở rộng mối quan hệ cùng nhau có lợi, SHB cần định hƣớng chiến lƣợc hợp tác chủ động và toàn diện. Nhóm đối tác có thể mở rộng hiện nay là các tổ chức có đội ngũ nhân viên từ 50 ngƣời trở lên và có nguồn thu nhập từ chính công ty ổn định nhƣ trƣờng học, bệnh viên, các doanh nghiệp lớn.... Hay để phát triển nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh, SHB liên kết đến các sạp chợ, trung tâm thƣơng mại hoặc những công ty phân phối sản phẩm cho các đại lý nhỏ hơn...Tùy theo nhóm khách hàng hƣớng đến, SHB cần xác định các tổ chức cần liên kết, có kế hoạch tiếp cận và liên kết cụ thể để có đƣợc thêm một kênh mở rộng khách hàng mới.
Ban hành sản phẩm tín dụng với các mức lãi suất ƣu đãi nhằm hỗ trợ cho vay cá nhân, hộ gia đình. Tăng cƣờng công tác marketing nhằm phổ biến các sản phẩm ƣu đãi này đến mọi đối tƣợng khách hàng.
Có chính sách chăm sóc đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, không chỉ hƣớng đến nhóm khách hàng mới mà việc duy trì khách hàng hiện hữu là
cực kỳ quan trọng. Chi phí chăm sóc khách hàng thấp hơn nhiều so với chi phí tìm kiếm khách hàng mới nhƣng đem lại hiệu quả cao hơn hẳn, do đó SHB cần có chính sách ƣu đãi về phí, lãi và các dịch vụ ngân hàng tiện ích kèm theo đối với nhóm khách hàng hiện hữu bên cạnh việc chăm sóc khách hàng mới, tiềm năng.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, SHB đang đẩy mạnh cho vay vào nhóm đối tƣợng có rủi ro cao, thời hạn vay dài nhƣ kinh doanh bất động sản, kinh doanh ô tô, xây dựng sửa chữa nhà… làm gia tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy, SHB cần điều chỉnh danh mục cho vay của mình nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Một mặt, cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát với những nhóm đối tƣợng đặc biệt này để có thể đƣa ra hƣớng xử lý kịp thời.