3.2. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định khách hàng, dự án đầu tƣ
Đây là bƣớc quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, quyết định chất lƣợng của hoạt động tín dụng. Theo đó, các Ngân hàng phải cân nhấc kỹ lƣỡng, ƣớc lƣợng khả năng rủi ro và sinh lợi khi quyết định cấp tín dụng. Đó là một trong những nhiệm vụ của công tác thẩm định trƣớc khi cho vay.
Khi thẩm định hồ sơ cần xem xét vốn tự có của khách hàng, tỷ lệ tham gia vốn tự có và phài chứng minh nguồn vốn tự có bằng chứng từ. Ngoài ra phải chứng minh đƣợc nguồn trả nợ của khách hàng đảm bảo đƣợc nghĩa vụ trả nợ của SHB và các TCTD khác (nếu có). Không nên đƣa những nguồn thu nhập bất thƣờng nhƣ từ kinh doanh bất động sản, từ góp vốn đầu tƣ, từ thanh lý tài sản cố định, từ chứng khoán… Đồng thời cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng vay để dự đoán hiệu quả hoạt động của khách hàng trong thời gian tới.
Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, SHB cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Cán bộ tín dụng cần thu thập đúng và đầy đủ các yếu tố pháp lý, tài chính, phƣơng án vay vốn cần thiết, nhằm cung cấp nhanh chóng và chính xác nhất giúp cấp phê duyệt đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn dựa trên những số liệu, chứng từ thực tế đƣợc cung cấp.
Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ tín dụng. Dễ dàng nắm bắt đƣợc hồ sơ và phƣơng án kinh doanh cũng nhƣ sự biến động kinh tế - xã hội tác động đến phƣơng án kinh doanh trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng.
Cung cấp, hỗ trợ các trang thiết bị, phƣơng tiện để cán bộ tín dụng có thể truy cập, tìm kiếm và sàng lọc thông tin có liên quan đến phƣơng án vay vốn một cách dễ dàng, thuận lợi.