Biến Nhân tố 1 QDMTT3 0.910 QDMTT2 0.910 QDMTT1 0.903 Phương sai trích (%) 82.390 Eigenvalues 2.472 KMO: 0.750 Sig: 0.000
(Nguồn Kết quả phân tích SPSS)
- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.750 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig=0.000<0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.
- Phương sai trích bằng 82.390, thể hiện rằng sự biến thiên của yếu tố được phân tích có thể giải thích được 82.390% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.
- Hệ số Eigenvalues bằng 2.472>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 01 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.
- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.9, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.
Như vậy kết quả phân tích nhân tố với các thang đo Quyết định mua sắm trực tuyến cũng thể hiện sự tin cậy cao, chỉ có một yếu tố được đưa ra từ các biến quan sát của thang đo Quyết định mua sắm trực tuyến.
Từ các kết quả phân tích yếu tố trên, các yếu tố lần lượt được tính toán giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy và tương quan.
4.2.2 Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến cần phải được xem xét lại.
Thực hiện việc phân tích hệ số tương quan cho 07 biến, gồm 06 biến độc lập và một biến phụ thuộc (Sự quyết định mua sắm trực tuyến) với hệ số Pearson và kiểm định 2 phía với mức ý nghĩa 0.05 trước khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến cho các nhân tố thuộc mô hình điều chỉnh sau khi hoàn thành việc phân tích EFA và kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Bảng dưới đây mô phỏng tính độc lập giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Tính tương quan đạt mức ý nghĩa ở giá trị 0.05 (Xác suất chấp nhận giả thiết sai là 5%) thì tất cả các biến các biến tương quan với biến phụ thuộc.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
NTTT AHXH STT STL THI RR Sự quyết định mua sắm trực tuyến Hệ số tương quan 0.639** 0.573** 0.616** 0.632** 0.577** 0.399** Sig 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Nhìn vào bảng ở trên, ta thấy hệ số tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc nằm trong khoảng từ 0.399 đến 0.639. Giá trị Sig của các yếu tố đều nhỏ hơn 0.05. Điều này chỉ ra rằng mô có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập và việc đưa các biến độc lập vào mô hình là đúng, vì nó có ảnh huởng nhất định đến biến phụ thuộc. Điều này cho ta thấy rằng Sự quyết định mua sắm trực tuyến chủ yếu bị tác động bởi các nhân tố nêu trên, nên trong quá trình phân tích sự ảnh hưởng, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những nhân tố này.
4.2.3 Phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình với biến phụ thuộc là quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các mức độ ảnh hưởng này được xác định thông qua hệ số hồi quy. Mô hình hồi quy như sau: