1.3.2 .Về mặt pháp lý
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam về
3.1.2. Một số vụ việc cụ thể trên thực tế về quyền của cha mẹ
Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam ngày càng đáng báo động, không ít trong số đó nạn nhân chính là trẻ em. Hậu quả của nó có thể là những tổn thương về thể chất và cũng có thể là những tổn thương về tâm lý không dễ gì hàn gắn. Với trường hợp con cái không phải là nạn nhân trực tiếp thì bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành nhân cách và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của con trẻ. Bởi lẽ sống trong gia đình có bạo lực trẻ em dễ mắc phải những tổn thương về tâm lý, mặc cảm, tự ti. Có thể thấy song song với tình trạng cha mẹ nuông chiều con quá mức là tình trạng ngược đãi của cha mẹ đối với con cái. Có thể liệt kê rất nhiều những vụ án thương tâm, gây bất bình trong xã hội:
Gần đây là vụ án xét xử ông bố Nguyễn Văn Lam (31 tuổi, ở thôn 1, xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) về các tội giết người và cố ý gây thương tích.
Theo thông tin từ vụ án, vào chiều 31/12/2018, vợ chồng Lam đi làm về, phát hiện bị mất bao hồ tiêu khoảng 20kg. Tiếc của, ông Lam đã lấy dây
lưng, thước kẻ và ống nhựa đánh 3 đứa con gái ruột của mình. Hậu quả, cháu Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) bị bầm tím khắp người, chấn thương sọ não kín; cháu Nguyễn Thị Long (10 tuổi) bị rách một bên tai, mặt và 2 bàn tay sưng vù; còn cháu Nguyễn Thị Thúy (4 tuổi) bị bầm tím với nhiều vết rách sâu trên mặt. Dù các cháu bị thương nặng, vợ chồng ông Lam vẫn không đưa đi bệnh viện. Đến rạng sáng ngày 1/1/2019, vợ Lam phát hiện cháu Hà đã tử vong trên giường.
Hay là vụ án:
Cháu Đỗ Doãn Lộc (Sinh năm 2006) bị bố đẻ là Đỗ Văn Lợi (Sinh năm 1968, trú tại phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) cùng nhân tình của bố là Bùi Thị Hà (30 tuổi, ở Võ Cường, TP Bắc Ninh) đánh tới tử vong. Cái chết của cháu Lộc khiến dư luận nơi đây rất bức xúc trước hành động tàn nhẫn của người bố đẻ và cô nhân tình.
Không chỉ có cha đẻ, mẹ đẻ hay bố dượng mẹ kế hành hạ, đối xử tàn nhẫn với con của mình mà có nhiều trường hợp là bố mẹ nuôi hành hạ, đánh đập con nuôi. Dẫn chứng là trường hợp:
Ông Nguyễn Mùi (sinh năm 1953) và vợ là Đoàn Thị Hồng Yến ngụ thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành đã có hành vi đánh đập, hành hạ con nuôi là chát Nguyễn Thục Phi (10 tuổi) vào thời điểm tháng 02/2017. Hàng ngày Phi đi học và giúp việc bán quán bún của gia đình. Tuy nhiên bé liên tục bị cha mẹ nuôi hành hạ đánh đập. Nhiều hàng xóm vô cùng bức xúc và nhiều lần ngăn cản nhưng đều bị ông Mùi bỏ ngoài tai. Đến chiều tối 10/2/2017, nghi bé Phi lấy số tiền 500.000 đồng của gia đình, ông Mùi và vợ đã đánh đập dã man, khiến bé Phi phải nhập viện.
Ngoài những vụ án đã được các cơ quan báo đài đưa tin thì còn biết bao vụ bạo hành khác của cha mẹ đối với con cái đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội mà chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Từ đầu năm đến nay,
hầu như tháng nào trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng xuất hiện những vụ việc chấn động liên quan đến bạo lực gia đình mà trong đó trẻ em là nạn nhân:
Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục trẻ em - Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết, tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại đang có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.000 vụ bạo lực trẻ em và hàng chục trẻ thiệt mạng vì bạo lực. Đáng chú ý, có những trẻ bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc xâm hại, bạo hành. Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự phát triển kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp, dẫn đến sự biến đổi các giá trị xã hội, giá trị sống. Lối sống gấp, hành vi lệch chuẩn tác động đến các mối quan hệ gia đình, đến sự giáo dục, bảo vệ của gia đình với trẻ em. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều trẻ em bị xâm hại, bạo lực thời gian dài là do hành vi không được tố giác, tố cáo kịp thời.
Không thể thống kê hết tình trạng bạo hành trẻ em của cha đẻ, mẹ đẻ của bố dượng, mẹ kế đối với con cái hay cha mẹ nuôi đối với con nuôi. Nhưng qua một vài ví dụ cụ thể nêu trên có thể thấy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng. Để ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi sự góp sức của toàn xã hội, trước hết là sự thông tin, tố giác kịp thời của người dân và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc cha mẹ bạo hành, đánh đập con cái xảy ra trong thực tế tạo ra sức răn đe, giáo dục cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, nhất là ở những nơi kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn lạc
hậu.