1.3.2 .Về mặt pháp lý
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam về
3.1.1. Những tồn tại thực tiễn về quyền của cha, mẹ đối với con
Trong xã hội pháp chế xã hội chủ nghĩa, khi mà pháp luật được thượng tôn thì nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái ngày càng có những phát triển tiến bộ hơn. Luật hôn nhân và gia đình đã quy định khá đầy đủ, chặt chẽ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con, phù hợp với xu thế hội nhập, thể chế hóa những quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em phù hợp với truyền thống văn hóa và xã hội Việt Nam.
Các quy định về nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha mẹ đối với con được Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận theo nguyên tắc bảo vệ trẻ em - đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và được xác định là trách nhiệm to lớn của gia đình cũng như xã hội, thể hiện tính ưu việt của xã hội ta. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua đất nước ta đã có sự phát triển khá mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ mù chữ, đói nghèo, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng được thu hẹp. Có thể nói các nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha, mẹ đối với con đã được các bậc cha mẹ quan tâm, thực hiện tương đối tốt.
Bên cạnh những mặt tích cực về thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đó là hệ quả của rất nhiều yếu tố xã hội như: lối sống thực dụng của các bậc cha mẹ;
sự coi trọng giá trị vật chất hơn là chăm lo gia đình; sự tác động tiêu cực của các nền văn hóa khác khi du nhập vào Việt Nam làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức; mặt trái của sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa... làm gia tăng gánh nặng “cơm áo, gạo, tiền” dẫn đến thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc con trẻ; nạn phân biệt giữa các con do tàn dư của xã hội cũ để lại; sự thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền, của xã hội... tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ dẫn đến sự phát triển không lành mạnh của con cái, nhiều trẻ lớn lên trong mặc cảm do bị đối xử thô bạo hoặc bị hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần từ chính cha, mẹ chúng, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, ngoài ra còn có rất nhiều vụ án đau lòng đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ mà nạn nhân chính là trẻ em – đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp nên trẻ em nông thôn chiếm một tỷ lệ lớn, sự chênh lệch giàu, nghèo diễn ra một cách mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn. Điều đó dẫn đến chất lượng cuộc sống của trẻ em Việt Nam vẫn còn tương đối thấp và có sự khác nhau giữa các vùng, miền. Theo số liệu thống kê về Trẻ em Việt Nam (tính đến năm 2017) cho thấy:
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 26 triệu trẻ em trong thời gian khá ngắn. Thành tựu kinh tế và phát triển con người nhanh chóng chỉ trong hơn hai thập kỷ cũng được phản ánh trong các chỉ số phúc lợi của trẻ em. Hầu hết trẻ em được đi học tiểu học và trung học cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và có thể sống thọ hơn cha mẹ mình.
Những chênh lệch ngày càng tăng này bị ảnh hưởng bởi sắc tộc, giới tính, quê quán và khuyết tật. Nghĩa là một phần năm trẻ em (khoảng 5,5 triệu) bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội. Tính dễ bị tổn thương do khi hậu tác động đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những người nghèo thiếu khả
năng chống lại những cú sốc, trong khi tốc độ đô thị hóa càng làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của các gia đình đi cư, là những gia đình ít tiếp cận được với dịch vụ xã hội.
Như vậy có nghĩa là nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, với 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do nguyên nhân có thể ngăn ngừa được – con số này ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc cao gấp 3,5 lần. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm dân tộc này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn. Nước và vệ sinh không an toàn vẫn là nguyên nhân đáng kể gây các bệnh truyền nhiễm, với ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch.
Năm 2014, có 40% trẻ em nghèo sống ở các vùng nông thôn trong khi đó tỷ lệ trẻ em nghèo sống ở các thành phố là khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là ở các vùng núi phía Bắc, tới 78% ở Tây Bắc và Đông Bắc và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 60% trẻ em được xác định là nghèo. Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ em thành phố được học mẫu giáo trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học mẫu giáo.
Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực nông thôn miền núi và là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2017 dù đã giảm xuống vẫn ở mức 49,8% trong khi tỷ lệ nghèo ở người Kinh chiếm đa số chỉ có 8,5%. Thực tế là trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Việt Nam. Do gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên năm 2014, chỉ có hơn 60% trẻ em
dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở trẻ em người Kinh là gần 82%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy do chi phí giáo dục cao nên gần 1/3 số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.
Tỷ lệ tử vong ở mẹ ở các khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh như ở Tây nguyên và các vùng núi phía bắc cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở các vùng Tây nguyên và Tây Bắc vẫn ở mức cao. Năm 2014, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở khu vực Tây Bắc là 30/1.000 ca sinh sống, cao hơn ba lần so với tỷ lệ của người Kinh chiếm đa số ở khu vực Đông Nam (8/1.000 ca sinh sống). Nguy cơ trẻ em nghèo dưới 5 tuổi tử vong trước khi tròn 5 tuổi cao gấp hai lần so với trẻ em ở các gia đình khá giả.
Từ những số liệu trên đây có thể nhận thấy chất lượng cuộc sống của trẻ em Việt Nam ở nhiều khu vực còn chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết, có sự chênh lệch lớn giữa trẻ em thành thị với trẻ em nông thôn và trẻ em ở các dân tộc thiểu số. Nhà nước, gia đình và xã hội chưa dành đủ sự quan tâm để các em có một cuộc sống ấm no, có đủ điều kiện về y tế, giáo dục.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình “không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”. Tuy nhiên trên thực tế, hiện vẫn còn tàn dư của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và có sự phân biệt đối xử giữa các con nhất là ở những vùng nông thôn, những nơi dân trí còn thấp. Hiện tượng này đã gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các con, tâm lý mặc cảm, thiếu tình đoàn kết gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình cảm gia đình. Ở những nơi kinh tế còn khó khăn thường cha mẹ chỉ cho con trai theo học văn hóa, con gái phải nghỉ học sớm ở nhà giúp đỡ cha mẹ và chăm sóc các em. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hiện nay đang dần thiếu đi sự quan tâm, giáo dục từ cha mẹ. Điều đó dẫn đến tình trạng tội phạm vị thành niên ngày càng phức tạp và có
xu hướng gia tăng Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm 2014 - 2019, toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ, gồm hơn 94.300 em vi phạm pháp luật hình sự. Số vụ phạm pháp tăng gần 4.300 vụ, bằng 6,72% so với 6,5 năm trước đó. So với tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm gần 20%. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản (21.812 vụ/33.010 đối tượng, chiếm 34,30%); Cố ý gây thương tích (5.692 vụ/9.588 đối tượng, chiếm 8,95%); Gây rối trật tự nơi công cộng (4.870 vụ/8.768 đối tượng, chiếm 7,65%); Cướp giật tài sản (3,76%); Cướp tài sản (1,43%); Đánh bạc; Hiếp dâm, cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người và một số tội danh khác.
Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc cha, mẹ mà còn là vấn nạn của toàn xã hội, gây hoang mang dư luận. Phải chăng đó là hệ quả của sự buông lỏng quản lý của cha mẹ đối với con cái và “khoán trắng” sự giáo dục con trẻ cho nhà trường. Có không ít các bậc cha mẹ vì mải mê kiếm tiền, chạy theo những lợi ích vật chất nên bỏ bê việc học hành của con cái, thiếu sự quan tâm, định hướng cho con cái đến khi con cái xa đà vào các tệ nạn xã hội, sống bụi đời thì hậu quả đã đi quá xa và rất khó khắc phục. Ở đô thị, cuộc sống của các em thiếu hẳn không gian sống, ngoài việc tới trường các em không có không gian vui chơi, giải trí, học tập từ hoạt động xã hội. Ngoài ra ở những gia đình chỉ sinh một con hoặc do bố mẹ bận kiếm sống, họ có dư điều kiện vật chất để lo cho con cuộc sống no đủ nhưng lại thiếu sự quản lý sát sao, thiếu sự lắng nghe, chia sẻ cùng con cái. Họ đáp ứng mọi thứ con muốn, thậm chí nuông chiều quá mức dẫn đến tình trạng con cái sa đà vào các trõ chơi vô bổ, các thói hư tật xấu, hình thành nên lối sống hưởng dụng, xao nhãng chuyện học hành... Chính vì vậy, có thể nói giáo dục gia đình là một trong những vần đề cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa,
đặt nó vào đúng vị trí, vai trõ của nó. Đăc biệt phải xác định rõ và phát huy vai trõ tích cực của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái thành người.
Thực tế hiện nay, các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung ngày càng đa dạng, phức tạp. Tình trạng “bố dượng, mẹ kế”, “con anh, con tôi, con chúng ta”; tình trạng ngoại tình, ly thân, ly hôn... của cha mẹ đã tổn hại nghiêm trọng tới sự phát triển tâm sinh lý của con trẻ. Nhiều em đang là con ngoan, trõ giỏi bỗng trầm cảm, học hành sa sút. Ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” các em rất dễ bị tổn thương về tâm lý do những biến cố gia đình dẫn đến chán nản, sống buông thả và đánh mất tương lai. Vì vậy, có thể nhận thấy ở các gia đình không hạnh phúc con cái họ thường phát triển kém hơn bạn bè.