Quyền quản lý tài sản riêng của con

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 46 - 49)

1.3.2 .Về mặt pháp lý

2.1. Nội dung quyền của cha mẹ trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt

2.1.4. Quyền quản lý tài sản riêng của con

Theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của con được quy định tại Điều 76, Điều 77, cụ thể như sau:

Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thế tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuôỉ, con mất năng lực hành vỉ dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho ngirời khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang dược người khác giảm hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc đê lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chi định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

“1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuối thỉ có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuối đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng kỷ quyển sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản đê kỉnh doanh thì phải có sự đồng ỷ bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành nỉên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện”.

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định độ tuổi 15 xuất phát theo: i) quy định tại Khoản 2, Điều 21, Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015:

“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”; ii) xuất phát từ thực tế trong xã hội Việt Nam hiện nayviệc trẻ em từ khi sinh ra hoặc dưới 15 tuổi đã có tài sản riêng là rất phổ biến.

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định “cha mẹ có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con”. Quy định trên của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là cần thiết bởi vì thiết bởi vì nếu pháp luật chi trao cho cha, mẹ nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng của con mà không trao cho quyền định đoạt thì vẫn chưa có điều kiện cần và đủ để đảm bảo lợi ích của con. Đương nhiên việc định đoạt tài sản riêng của con thì phải tuân thủ nguyên tắc là nhằm đảm bảo và phục vụ cho lợi ích của con. Đó là việc cha, mẹ dùng tài sản của con để chi dùng vào các việc như đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, học tập, đi lại... Cha, mẹ không được lạm dụng quyền định đoạt tài sản riêng của con để phục vụ cho nhu cầu riêng của mình, khi con từ đủ 9 tuổi trở lên, việc định đoạt tài sản riêng của con phải tính đến nguyện vọng của con. Theo quy định tại khoản 2, Điều 77 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 thì cha mẹ còn có quyền quản lý và định đoạt tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi đối với: “trường hợp tài sản là bất động sản, động

sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh”. Như vậy những trường hợp định đoạt tài sản riêng của con từ đủ 15 tuối đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ là: Tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc tài sản dùng để kinh doanh. Sở dĩ các nhà làm luật quy định như vậy, bởi vì giai đoạn con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi đã có thể suy nghĩ và quyết định việc sử dụng sao cho có hiệu quả tài sản riêng của mình. Tuy vậy, với những quyết định liên quan đến tài sản giá trị lớn, hoặc dùng tài sản để kinh doanh sinh lời thì vẫn cần có sự suy xét và đồng ý của cha mẹ. Điều đó có nghĩa là pháp luật quy định thêm điều kiện ràng buộc để sự định đoạt tài sản riêng của con được chính xác và hiệu quả nhất. Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 77 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014.

Quyền của cha mẹ về tiền mừng tuổi của con được xác định như nào? Mừng tuổi hay lì xì cho trẻ là nét đẹp văn hóa của nước ta mỗi dị Tết đến thông thường số tiền mừng tuổi của con luôn được cha mẹ “giữ hộ”. Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý khi tiêu tiền mừng tuổi của con có một số quy định cha, mẹ cần lưu ý. Tiền mừng tuổi được coi là tài sản riêng của con trường hợ con dưới 15 tuổi thì bố mẹ có thể sử dụng tiền lì xì của con. Khi con từ 15 đến 18 tuổi thì đã có quyền có tài sản riêng. Tuy nhiên ở lứa tuổi này con vẫn chịu sự giám hộ của bố mẹ. Do vậy, bố mẹ có quyền sử dụng số tiền này để giải quyết nhu cầu ăn học, sinh hoạt của con. Nếu bố mẹ sử dụng cho mục đích khác thì phải thỏa thuận, thống nhất con. Tuy nhiên ý kiến của con vẫn mang tính chất tham khảo, bố mẹ có quyền quyết định sử dụng tiền của con.

Với con trên 1 tuổi, lúc này đã đủ năng lực dân sự nên có quyền nhận tiền, định đoạt cũng nư quyết định đưa số tiền lì xì cho ai. Nếu bố mẹ cố tình

lấy tiền của con mà không được sự đồng ý sẽ xác định đó là dạng tranh chấp dân sự về vay mượn hoặc hình sự tùy vào từng trường hợp.

2.2. Quyền của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ không trực tiếp nuôi dƣỡng, giáo dục con

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)