Quyền của cha mẹ được thực hiện từ người con

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 27 - 34)

1.2. Quyền cha mẹ được thực hiện từ người con

1.2.2 Quyền của cha mẹ được thực hiện từ người con

1.2.2.1 Pháp luật Việt Nam về quyền của cha mẹ thời phong kiến.

Xã hội Việt Nam thời phong kiến, hiển nhiên chịu ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng phong kiến, phụ hệ của đạo Nho yêu cầu phụ nữ phải tam tòng tư đức, Cái này thì rõ ràng nhất là những điều được ghi trong luật pháp, được thể hiện rõ trong bộ luật thành văn gần đây nhất thời phong kiến còn lưu lại được là luật Hồng Đức (Quốc triêu hình luật)

“Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê – thế kỉ XV. Đây có thể coi là thời kỳ hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam nói chung và của nhà Lê nói riêng Bộ luật có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của quyền của cha mẹ trong xã hội và trong gia đình và thậm chí còn trao cho người cha người mẹ quyền quan trọng và rất mới mà chưa nhà nước phong kiến nào có.

Đề cập đến quyền và nghĩa vụ nhân thân của con cái bao gồm: Nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (Khoản 7, Điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi, trượng thay ông bà, cha mẹ (Điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà, cha mẹ (Điều 511), nghĩa vụ che dấu tội cho ông bà, cha mẹ (các Điều 9, Điều 504), ngoại trừ cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưi phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ - mẹ kế giết cha thì được phép tố các và nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ (điều 2)

-Về quyền thừa kế tài sản: Trong gia đình, cha mẹ có quyền được chia gia tài của con gái cũng ngang bằng với con trai (Điều 388); Không có con trai cũng không có nghĩa là không có người thừa tự, vì Điều 391 quy định: Trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có quyền thừa kế hương hoả người giữ hương hỏa không có con trai trưởng thì

dùng con gái trưởng, ruống đất hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau.

Như vậy gia đình là yếu tố không thể thiếu để hình thành nên xã hội, do đó pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng được hình thành tương đối sớm. Trong cổ luật Việt Nam (Quốc triều hình luật) những quy định trên đã quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được thực hiện từ người con việc phân chia tài sản cũng đã được chú trọng trong giai đoạn lịch sử này, không còn quá nặng nề vấn đề trọng nam khinh nữ con trai và con gái được đối sử ngang bằng như nhau nhưng còn mang nặng tư tưởng của xã hội phong kiến lạc hậu, con cái có nghĩa vụ vâng lời và phục tùng cha mẹ, thiếu hẳn nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng và các con trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền lợi của con chưa được bảo đảm, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định hết sức mờ nhạt.

1.2.2.2 Pháp luật Việt Nam về quyền của cha mẹ thời Pháp thuộc.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (năm 1858) và trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến; Thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại và được duy trì từ nhiều thế kỷ ở Việt Nam để củng cố nền thống trị của chúng. Sau khi ký “Hiệp ước hòa bình" với Pháp năm 1883, Việt Nam được chia làm ba miền: Bắc Kỳ, Nam Kỳ và Trung Kỳ. Dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp (1804), thực dân Pháp đã cho ban hành ba Bộ luật dân sự. Trong đó chế độ hôn nhân và gia đình được quy định và áp dụng tại Bắc Kỳ là Bộ luật dân sự 1931; tại Trung Kỳ là Bộ luật dân sự năm 1936; tại Nam Kỳ là Tập dân luật giản yếu năm 1883. Mặc dù mỗi bộ luật được ban hành và áp dụng ở từng miền nhưng tựu chung lại, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định trong chế độ hôn nhân và gia đình do nhà nước thực dân - phong kiến quy định trong các bộ luật đều có chung một số đặc điểm sau:

Một là, duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ thuộc vào cha mẹ hoặc các bậc thân trưởng trong gia đình, dù con đã thành niên, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Hai là, duy trì mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình với quan niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” có nghĩa là một con trai coi như có, mười con gái cũng như không.

Ba là, thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, người vợ phụ thuộc vào người chồng về mọi mặt trong gia đình cũng như trong việc nuôi dạy con cái.

Bốn là, bảo vệ quyền của người gia trưởng. Đó là quyền của người chồng đối với người vợ, quyền của cha mẹ đối với con. Phân biệt đối xử giữa các con, coi rẻ quyền lợi của con cái, con ngoài giá thú không được khởi kiện để truy tìm cha mẹ của mình trước Tòa án.

Như vậy giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam còn rất sơ sài, chứa đựng nhiều điểm hạn chế. Chúng được quy định dựa trên những phong tục, tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam và phỏng theo Bộ luật dân sự Pháp (1804) thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và trẻ em; có sự phân biệt rất rõ ràng giữa con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. Mặt khác pháp luật ở thời kỳ này coi trọng quyền của cha mẹ đối với con cái hơn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

1.2.2.3 Pháp luật nhà nước Việt Nam về quyền cha mẹ từ năm 1945 đến nay

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân gia đình được sửa đổi để theo kịp những tiến bộ của thời đại, xóa bỏ hẳn chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu.

Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ghi nhận thành quả cách mạng, quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Với sự phát triển về mọi mặt của xã hội cùng với yêu cầu xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của chế độ phong kiến đối với các quan hệ Hôn nhân và gia đình đang cản trở bước tiến của xã hội, giải phóng sức người, sức của để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 22/5/1950 Sắc lệnh số 97 sác lệnh gồm 15 điều đã ra đời trong đó có 08 điều quy định về Hôn nhân gia đình với những nội dung. Xóa bỏ tính cách phong kiến của quyền gia trưởng cũ quá ràng buộc và áp bức cá nhân, trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp chế dân chủ. Vì thế người con đã thành niên có quyền quản lý tài sản riêng và tự do cá nhân. Con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng, không cần phải có sự thỏa thuận đồng ý của cha mẹ hoặc của một thân trưởng nào khác. Xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con, cha mẹ không có quyền xin giam cầm con khi chúng phạm lỗi. Ngoài ra pháp luật còn cho phép người

“con hoang” trước đây không được thừa nhận được quyền thưa trước Tòa án để truy nhận cha, mẹ của mình.

Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 và sắc lệnh số 159 ngày 27/11/1950 tuy đã xóa bỏ những tư tưởng phong kiến lạc hậu trong những quy định về quan hệ hôn nhân gia đình nói chung, về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con nói riêng đã cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng nam nữ. Nhưng những quy định này vẫn còn mang tính chất khung, thiếu tính cụ thể, chưa dự liệu và điều chỉnh hết những quan hệ mới phát sinh trong sự phát triển của xã hội.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, tuy nhiên đất nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt: miền Bắc được giải phóng vào bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ở miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Sác lệnh số 97/SL và Sác lệnh số 159/SL đã hoàn thành sứ mệnh của mình tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Vì vậy, “Việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội. Đó kà tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta” – Công báo số 1 năm 1960.

Hiến pháp năm 1959 ra đời, ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành một số đạo luật mới về hôn nhân gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 đến ngày 03/01/1987 đã trở thành công cụ pháp lý của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong quá trình xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã dành riêng chương IV (từ Điều 17 đến Điều 24) để quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Các quy định mặc dù chỉ mang tính chất khái quát song Luật hôn nhân năm 1959 đã nhấn mạnh tới nghĩa vụ nuôi dạy con của cha mẹ, thể hiện được sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc nuôi dạy con; quyền tự do của con được coi trọng. Con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Kế thừa những thành tựu của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã hoàn thiện các quy định về quyền của cha mẹ đối với con. Nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định về quyền của cha mẹ đối với con còn rất chung chung thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cụ thể hơn, bổ sung thêm một số điều luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình”, ‟ (Điều 20, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1986); “Cha mẹ đại diện và

quản lý tài sản của con chưa thành niên”; “Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra” (Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1986)... Không những thế, luật còn quy định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con khi cha mẹ bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên. Thêm vào đó, việc tách thành một chương mới về xác định cha mẹ cho con, cùng với việc quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý trong vấn đề này cũng là một điểm tiến bộ so với luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Tuy nhiên, dù có nhiều tiến bộ và đã lưu ý tới việc bảo vệ quyền lợi của con cái, song nhìn chung các quy định về hôn nhân và gia đình trong luật năm 1959 và năm 1986 vẫn mang tính khái quát, chưa điều chỉnh hết các quan hệ phát sinh.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kế thừa có chọn lọc và phát triển những quy định tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đề cao vai trò của gia đình trong xã hội, xây dựng và củng cố gia đình theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc tránh những ảnh hưởng tiêu cực theo lối sống thực dụng và những tác động xấu của cơ chế thị trường ảnh hưởng tới quan hệ Hôn nhân gia đình. Luật đã quy định rõ hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con, chương IV quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con có 6 điều luật mới so với luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, cụ thể hóa nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con với nhau. Trong việc cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cũng đã mở rộng phạm vi cấp dưỡng thể hiện mối quan hệ có đi có lại giữa cha mẹ và con. Việc xác định cha mẹ cho con sinh ra theo phương pháp khoa học; con đã thành niên xin nhận cha không cần có dự đồng ý của mẹ và ngược lại. Ngoài ra Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn bổ sung quy định mới về “nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng" (Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000).

Có thể nói, sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rất cụ thể các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con. Tuy còn một số bất cập khi áp dụng vào thực tiễn nhưng ta không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con; quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ một cách ổn định, đề cao vai trò của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, xây dựng xã hội ngày càng văn minh, gia đình hạnh phúc, tiến bộ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, tính đến thời điểm ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã áp dụng hơn 13 năm. Trong khoảng thời gian đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ giữa cha - mẹ - con nói riêng luôn biến đổi không ngừng và có nhiều trường hợp khi vận dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không thể giải quyết được các quan hệ phát sinh. Đứng trước yêu cầu đó, ngày 19/6/2014 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với IX chương và 133 Điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các nhà làm Luật đã có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và các quan hệ hôn nhân gia đình mới phát sinh. Riêng về phần nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định tại mục 1 chương V của Luật và có một số điều chỉnh: Thứ nhất là quy định thêm một số điều luật mới như: "Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con” (Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014); "Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi" (Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014); "Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng” (Điều 80 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014)... Thứ hai là bổ sung, cơ cấu lại các điều luật cho phù hợp

với điều kiện thực tế và các ngành luật khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn cũng được quy định tại chương Quan hệ giữa cha mẹ và con một cách cụ thể và chặt chẽ hơn... Nhìn chung các quy

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)