Quyền cấp dưỡng cho con

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 51)

1.3.2 .Về mặt pháp lý

2.2.2. Quyền cấp dưỡng cho con

Điều 110 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành nỉên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản đê tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Khoản 2, Điều 82, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ Cấp dưỡng cho con”.

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định điều kiện câp dưỡng cho con trong hai trường hợp:

i) Trường hợp thứ nhất là khi hôn nhân đang tồn tại mà cha, mẹ không sống chung với con nên không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con (ví dụ như: cha, mẹ phải đi điều trị bệnh lâu dài, đang chấp hành hình phạt tù, đi công tác xa...), hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng.

ii) Trường hợp thứ hai là khi cha, mẹ ly hôn

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Quy định cấp dưỡng được đặt ra đối với hai trường hợp trên là bởi thông thường khi cha, mẹ và con sống chung với nhau thì cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con nên nghĩa vụ cấp dưỡng không đặt ra. Theo tác giả, quy định này là hết sức cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý trong việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con: luôn được nuôi dưỡng và phát triển bình thường trong trường hợp cha mẹ không sống cùng với con hoặc vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Luật HN&GĐ Vỉệt Nam năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đoi với con được đặt ra đối với người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không cỏ tài sản đê tự nuôi sống mình.

Điều kiện làm xuất hiện quan hệ cấp dưỡng khi những người này phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Đây mới chỉ là điều kiện cần thiết làm xuất hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai bên. Để cho quan hệ cấp dưỡng được xuất hiện đòi hỏi phải có điều kiện đủ là điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Trong đó người được cấp dưỡng phải là người chưa thành niên và người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình. Trước hết đối với người chưa thành niên thì theo Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em khắng định: “Trẻ em cần chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc song cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giảo dục” “có quyền được chăm sóc

và giúp đỡ đặc biệt”. Khoản 1, Điều 37, Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 khắng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giảo dục; được tham gia vào các vấn để về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016 qui định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện” (Điều 15). Luật HN&GĐ Việt Nam qui định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản đê tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Như vậy xuất phát từ đặc điểm về thể chất, cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên và đây là nghĩa vụ bắt buộc. Nghĩa vụ bắt buộc cấp dưỡng cho con chưa thành niên (không sống chung cùng cha hoặc mẹ) chính là sự khác nhau cơ bản với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên ở chỗ cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên chỉ đặt ra khi người con đã thành niên (không sống chung cùng cha hoặc mẹ) không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Do đo, không chỉ người chưa thành niên mà người đã thành niên mà không có hoặc hạn chế khả năng lao động cũng có quyền yêu cầu cấp dưỡng. Theo khoản 1, Điều 3 BLLĐ Việt Nam năm 2012 quy định một người có khả năng lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ theo qui định của Bộ y tế. Như vậy người không có khả năng lao động được hiểu là những người tàn tật, người cao tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự (bị điên, tâm thần, mất trí) và những người bị ốm đau, bệnh tật nằm liệt giường, hoặc những người đã thành niên nhưng không có sức khoẻ, trí lực đã cố làm mọi việc nhưng vẫn không có đủ thu nhập cần thiết cho cuộc sống của mình và gia

đình mình, người đang học trong các trường phổ thông, trung học, đại học và dạy nghề..., ở đây chúng ta nên phân biệt rõ giữa những người không có khả năng lao động với người không có việc làm (thất nghiệp). Không có khả năng lao động là tuỳ thuộc vào đánh giá của Thẩm phán. Người thất nghiệp chưa hắn đã là người không có khả năng lao động và người tàn tật cũng có thể là người có khả năng lao động. Khả năng lao động ở đây được hiểu là khả năng về sức vóc, cơ bắp và kỹ năng cho phép người ta thực hiện một công việc nào đó với tư cách là một người lao động cá thể riêng lẻ hoặc với tư cách là người lao động làm thuê nhằm tạo ra thu nhập hợp pháp để nuôi sống mình. Không thể nói một người khoẻ mạnh nhưng trình độ hạn chế là người không có khả năng lao động, trong khi họ hoàn toàn có khả năng làm những công việc lao động chân tay để kiếm sống nhưng chỉ mơ tưởng đến các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao với thu nhập cao nên không ai tuyển dụng họ vì thế nên họ trở thành người thất nghiệp. Như vậy khi đánh giá khả năng lao động của một người không chỉ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người đó mà còn phải xem xét khả năng tham gia vào các quan hệ lao động. Khả năng tham gia vào quan hệ lao động phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện về thời gian, tình trạng sức khoẻ, đặc điểm giới tính, độ tuổi ...Từ đó có thể kết luận rằng người đã thành niên không có khả năng lao động là người ốm đau, tàn tật không có khả năng hoặc hạn chế khả năng lao động, người cao tuổi mất khả năng lao động, người phải dành toàn bộ thời gian cho việc học tập. Và như vậy chúng ta có thể thấy diện những người đã thành niên được cấp dưỡng có thể thu hẹp đến mức còn là người ốm đau, tàn tật và là những người mất năng lực hành vi theo một bản án của Toà án.

Một vấn đề quan trọng nữa là khi nào thì một người được xác định là

“không có tài sản để tự nuôi mình” để có thế được người khác cấp dưỡng. Theo BLDS Việt Nam năm 2015 thì “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và

quyền tài sản.” (Khoản 1, Điều 105). Khoản 2, Điều 105, BLDS Việt Nam năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Như vậy người con được coi là không có tài sản được hiểu là người không có tiền, không có nhà đất, hay tài sản trị giá được bằng tiền, không có cái gì qui đổi được bằng tiền nghĩa là họ hoàn toàn không có tài sản tích luỹ cũng như họ không có một khoản thu nào hoặc tuy người đó có tài sản và có thu nhập nhưng tài sản và thu nhập đó không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó thì lúc đó người con mới được yêu cầu được cấp dưỡng. Nghĩa là một người muốn được cấp dưỡng thì họ phải bán hết những tài sản gốc có thể bán được để giải quyết vấn đề cấp bách trong cuộc sống của mình và sau khi bán hểt tài sản gốc mà vẫn không giải quyết được gì thì mới tính chuyện yêu cầu cấp dưỡng.Chắc chắn đó không phải là giải pháp phù hợp với ý chí của nhà làm luật. Người muốn được cấp dưỡng không nhất thiết phải bán hết nhà cửa, vật dụng và trở thành người vô gia cư phải đi ở nhờ tại nhà người khác. Nếu hiểu theo nghĩa này “Người con không nhất thiết phải là người hoàn toàn không có tài sản mà người con có thế có tài sản gốc nhưng tài sản đó không sinh lợi hoặc có sinh lợi và đã khai thác theo khả năng của chủ sở hữu nhưng vân không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình.

Như vậy, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định quan hệ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái thành nhiều trường hợp với nội dung quy định cụ thể hơn và hợp lý hơn: i) con chưa thành niên; ii) con đã thành niên không còn khả năng lao động, iii) con đã thành niên không có tài sản để tự nuôi sống mình.

2.3. Quyền yêu cầu thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng, giáo dục con 2.3.1. Điều kiện để tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con

Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Theo pháp luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật HN&GĐ 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đôi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuôi trở lên

So với Luật HN&GĐ năm 2000, quy định trên có những thay đổi đáng kể. Tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định như sau: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khỉ ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”. Như vậy, các căn cứ để có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 đều xuất phát từ lợi ích của con, tuy nhiên được quy định chi tiết và cụ thể hơn từng trường hợp. Ngoài ra, trong vấn đề này, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần được xem xét ý kiến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuối trở lên, cũng như bổ sung thêm quy định các cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi, trước đây, Luật chỉ cho phép một hoặc hai bên vợ, chồng có quyền thực hiện quyền này. Quy định mới này khá linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

trực tiếp nuôi con là khi: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con và khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con. Sau một thời gian chung sống, sự thay đổi cuộc sống, môi trường, điều kiện có thế ảnh hưởng tới sự phát triến hoặc ảnh hưởng tới con thì người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận với nhau để thay đối người trực tiếp nuôi con. Những thỏa thuận này phải phù hợp và đảm bảo các lợi ích của con, không được gây ảnh hướng xấu tới con thì yêu cầu thay đổi này sẽ được Tòa án xem xét và tôn trọng.

Đó là lý do duy nhất để Tòa án xem xét vấn đề khi có yêu cầu. Tòa án xem xét một cách cẩn thận tránh tình trạng những đứa con trở thành đối tượng tranh giành của cha mẹ. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ được thực hiện khi người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con. Người không trực tiếp nuôi con không được vì lý do có điều kiện kinh tế tốt hơn mà đòi người đang trực tiếp nuôi con giao con cho mình nuôi. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới con, xáo trộn cuộc sống của con thêm lần nữa, do đó, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu đó. Đây là một việc làm hết sức cần thiết không phải mới được quy định mà đã có từ khi Luật HN&GĐ Việt Nam ra đời: “Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết có thế thay đổi việc nuôi con,...” theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 1959.

Pháp luật quy định những người con từ đủ 07 tuổi trở lên được thể hiện nguyện vọng của mình. Người con sau một thời gian cũng sống với người trực tiếp nuôi mình phần nào cảm nhận được cuộc sống có được phù hợp hay không, thể hiện tình cảm muốn sống với người nào hơn thì việc xem xét ý kiến của con cũng vô cùng quan trọng. Nếu như người con phải sống với một người không chăm lo cho con, không chia sẻ, thấu hiểu con, bỏ mặc con,...

dẫn đến tình trạng con cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm, nhất là trường hợp con riêng phải sống chung với cha dượng, mẹ kế mà cha, mẹ đẻ không quan tâm tới con như trước, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm lý của trẻ. Do vậy, khi trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên có thể nhận thức được điều này, sẽ có quan điểm rõ ràng về việc sống cùng cha hay mẹ sẽ tốt hơn, phù hợp hơn và ý kiến thay đổi người trực tiếp nuôi dạy mình cũng được Tòa án tôn trọng và xem xét để đưa ra quyết định hợp lý nhất.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thêm trường hợp rất hợp lý trong việc áp dụng thực tiễn, đó là, ngoài cha, mẹ có quyền yêu cầu thay đối thì các cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Cụ thể, các trường hợp có căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 84 thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, bao gồm: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Điều kiện để Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con là phải có yêu cầu của một hoặc cả hai bên cha, mẹ. Cha mẹ là người quan tâm nhất đến cuộc sống của con cái và họ cũng là người hiểu nhất nhu cầu của con, luôn muốn mang tới cho con mình có cuộc sống tốt đẹp nhất. Vì vậy, khi cảm thấy cuộc sống của con mình không được đảm bảo thì họ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)