Qui trình giao chứng từ nhận tiền CAD

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 86)

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2 52 (Nguồn :Internet) Hình 13: Qui nhờ thu kèm chứng từ (Nguồn :Internet) Hình 14: Qui trình tín dụng chứng từ (Nguồn :Internet)

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

53

4.2. Các rủi ro mà nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán trên phương thức thanh toán trên

PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (T/T)

- Nhà xuất khẩu (Với phương thức chuyển tiền trả sau):

+ Nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền ( do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán ) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi.

+ Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng , phải bán rẻ hoặc tái xuất.

+ Nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền.

- Nhà nhập khẩu (Với phương thức chuyển tiền trả trước):

+ Có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán , làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động.

+ Do đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng , nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.

PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (CAD)

- Nhà xuất khẩu

+ Bên nhập khẩu có thể giả danh vô hiệu hóa phương thức CAD bằng cách nếu nhà nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì bên xuất khẩu không thể bán lô hàng này cho nhà nhập khẩu khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi nước nhập khẩu. Do đó, nhà xuất khẩu mất trắng lô hàng.

- Nhà nhập khẩu

+ Có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán , làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động.

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

54

+ Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ không phù hợp với hàng hóa được giao. Nên nhà nhập khẩu phải có nhà đại diện hay chi nhánh kiểm tra xác nhận hàng hóa trước khi gửi.

+ Phải ký quỹ nên dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Và ký quỹ không được hưởng lãi xuất nếu nhà xuất khẩu không giao hàng.

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ

- Nhà xuất khẩu

+ Mọi sai sót bên ngoài ngân hàng nhờ thu do người xuất khẩu chịu (ngay cả trong trường hợp ngân hàng nhờ thu chọn ngân hàng thu hộ).

+ Việc nhà nhập khẩu không nhận bộ chứng từ-> Lưu kho, mua bảo hiểm. + Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc

chứng từ nào.

+ Nếu nhà nhập khẩu không thanh toán các khoản phí như quy định trong lệnh nhờ thu, thì người xuất khẩu phải chịu hoàn toàn, trừ khi có quy định rõ là không được miễn.

- Nhà nhập khẩu

+ Nhà nhập khẩu phải có năng lực kiểm tra bộ chứng từ. + Nhận bộ chứng nhưng hàng hóa không đúng.

+ Đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu thì phải thanh toán vô điều kiện khi đến hạn.

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

- Nhà xuất khẩu

+ Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà NK sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất lợi.

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

55

+ Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu.

+ Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho.

+ Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.

+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được NH phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà XK.

- Nhà nhập khẩu

+ Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình ngân hàng mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho ngân hàng phát hành.

+ Nếu nhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này.

+ Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà NK chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà NK cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

56

ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.

4.3. Hướng dẫn cách lập và xuất trình hóa đơn thương mại phù hợp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Cách lập và xuất trình hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Trong một bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C, hóa đơn thương mại là bắt buộc.

- Số bản gốc, copy xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc.

Tên hoá đơn:

- Invoice hoặc Commercial Invoice

Số hoá đơn:

- Ghi số của hoá đơn theo thông lệ lưu chứng từ của công ty: No. 123/EX/[tên khách hàng]

- Phải dẫn chiêu số của L/C: Under Contract No. XYZ or Under L/C No, nếu L/C yêu cầu điều này.

Ngày hoá đơn:

- Phải trước hoặc bằng ngày ký B/L.

Seller/Shipper/Exporter:

- Nếu Seller là người xuất khẩu trực tiếp thì họ cũng chính là người Exporter hay Shipper trên B/L. Mục này ghi: Seller/Shipper/Exporter: [tên cùng một công ty] - Nếu Seller là một Trader, không có giấy phép xuất khẩu, không xuất khẩu trực

tiếp được, người đứng tên trên B/L và các chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C khác của lô hàng là Shipper/Exporter, chứ không phải Seller. Trong hóa đơn mà Seller xuất cho Buyer, nếu Buyer có yêu cầu, thì ghi thành 02 dòng:

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

57

+ Shipper/Exporter [tên của Supplier/Shipper/Exporter, người có giấy phép xuất khẩu trực tiếp]

- Nếu L/C cho phép người lập hoá đơn là bên thứ 3 “Commercial Invoice by 3rd party is acceptable” thì chỉ cần ghi tên của exporter ở mục Seller cũng được. - Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax.

Buyer/Consignee/Importer:

- Nếu Buyer là người nhập khẩu trực tiếp thì họ cũng chính là người Importer hay Consignee trên B/L. Mục này ghi: Buyer/Consignee/Importer: [tên cùng một công ty]

- Nếu Buyer không có giấy phép nhập khẩu, không nhập khẩu trực tiếp được (hoặc Buyer là một trader bán hàng lại cho một người khác), người đứng tên trên B/L và các chứng từ khác của lô hàng là Consignee/Importer chứ không phải Buyer. Trong hóa đơn xuất cho Buyer, nếu Buyer có yêu cầu, thì ghi thành 02 dòng:

+ Buyer [tên của người mua hàng trên hợp đồn]

+ Conssignee/Importer [tên của người nhập khẩu trực tiếp] - Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax.

Notify party: Ghi giống như trên B/L

- Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax.

Tên tàu, số chuyến, cảng đi, cảng đến (Nơi pick-up hàng, nơi giao hàng cuối

cùng, pre-carriage, on-carriage... nếu có): giống như trên B/L đề cập.

Tên hàng, số lượng hàng, đơn giá, tổng trị giá.

- Mô tả hàng hoá = Description of goods:

+ Ghi đúng tên hàng trên L/C và khớp với các chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C khác.

- Số lượng hàng = Quantity/Weight

+ Là số lượng ghi trên L/C.

+ Là số lượng, trọng lượng net của hàng ghi trên L/C. + Số lượng, trọng lượng trên hoá đơn không có dung sai.

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

58

+ Số lượng, trọng lượng phải có đơn vị tính phù hợp với đơn vị tính đã nêu trong L/C

- Đơn giá: = Unit price

+ Phải đầy đủ mức giá, đơn vị tính, đồng tiền thanh toán và điều kiện bán hàng - Tổng trị giá = Total amount

+ Bằng số và bằng chữ

+ Trong trường hợp, sau khi hợp đồng đã được ký, lại phát sinh khoản giảm trừ cho giá trị: không để vào L/C vì ngân hàng không chấp nhận.

- Có trường hợp là tên tiếng Việt của công ty thể hiện trên dấu mộc của công ty không phù hợp với tên gọi của người thụ hưởng (thường là tên tiếng Anh) thì nội dung L/C khi mở, ở mục tên người thụ hưởng, phải ghi cả tên giao dịch (bằng tiếng Anh) và tên tiếng Việt thể hiện trên con dấu.

Phương thức thanh toán: Payment term:

- Ghi ngắn gọn phương thức thanh toán

Thông tin ngân hàng của người thụ hưởng:

- Tên ngân hàng = Bank’s name

- Ghi đầy đủ tên ngân hàng, tên viết tắt và tên chi nhánh - Địa chỉ ngân hàng = Banks’s address

- SWIFT code

- Tên người thụ hưởng = Beneficiary’s name: Ghi tên của công ty người bán - Địa chỉ của người thụ hưởng = Beneficiary’s Address: Địa chỉ công ty người thụ

hưởng.

- Địa chỉ của người thụ hưởng = Beneficiary’s Address: Địa chỉ công ty người thụ hưởng.

- Số tài khoản ngân hàng = Banking account:

Đóng dấu ký tên của người ký phát hoá đơn.

- Nếu L/C yêu cầu “Signed Commercial Invoice” thì hoá đơn phải có chữ ký của người thụ hưởng/người XK.

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

59

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

60

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

61

Hình 17: Hợp đồng BCT giữa China và VietNam

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

62

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

63

Hình 19: Thư tín dụng BCT giữa China và VietNam

Phân tích hóa đơn thương mại mẫu

Tên hoá đơn: Commercial Invoice

Số hoá đơn: 20HICO275

Ngày hoá đơn: 2020/06/01

Seller/Shipper/Exporter:

- Seller HISIGMA CHEMICALS CO., LTD

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

64

- Địa chỉ: ROOM 14F, 1 BUILDING, NO.22 SHANDONG ROAD, SHINHAN

DISTRICT, QINGDAO, P.R. CHINA - Tell: +86 532 555 63712

- Fax: +86 532 555 63711

Buyer/Consignee/Importer:

- Buyer APT VIETNAM INTERNATIONAL COOPERATION JOINT STOCK

COMPANY

- Conssignee/Importer APT VIETNAM INTERNATIONAL COOPERATION

JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ: NO 583E6 TAN MAI STREET, TAN MAI WARD, HOANG MAI

DISTRICT, HANOI CITY, VIETNAM - Tell: (84-28) 3636 3960

- Fax: (84-36) 3636 3490

Notify party:

- TAX CODE 0106821133

- APT VIETNAM INTERNATIONAL COOPERATION JOINT STOCK

COMPANY

- NO 583E6 TAN MAI STREET, TAN MAI WARD, HOANG MAI DISTRICT,

HANOI CITY, VIETNAM

Tên tàu, số chuyến, cảng đi, cảng đến: SITC HAINAN V.20143, SHANGHAI

CHINA, HAIPHONG PORT VIETNAM

Tên hàng, số lượng hàng, đơn giá, tổng trị giá.

- Mô tả hàng hoá = Description of goods: 500LTS OF ABAMECTIN 42G/L (DARK BROWN COLOR, VISCOSITY 300CPS), (TRADE NAME: VOIDUC 42EC)

- Số lượng hàng = Quantity/Weight :202.00 KGS - Đơn giá: = Unit price: USD 4.60/LTR

- Tổng trị giá = Total amount: USD 23,000 - Say total: USD twenty-three thousand only

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

65

Phương thức thanh toán: Payment term:100% INVOICE VALUE BY D/P AT

SIGHT

Thông tin ngân hàng của người thụ hưởng:

- Tên ngân hàng: STANDARD CHARTERED BANK

- Ghi đầy đủ tên ngân hàng, tên viết tắt và tên chi nhánh: : STANDARD CHARTERED BANK, PING AN BANK CO., LTD. (FORMELY SHENZHEN DEVELOPMENT BANK CO., LTD)

- Địa chỉ ngân hàng :7/F. NO.5047, ROAD SHENNAN DONG, SHENZHEN, P.R

CHINA

- SWIFT code: SCBLUS33XXX

- Tên người thụ hưởng: HISIGMA CHEMICALS CO., LTD

- Địa chỉ của người thụ hưởng: ROOM 14F, 1 BUILDING, NO.22 SHANDONG

ROAD, SHINHAN DISTRICT, QINGDAO, P.R. CHINA - Số tài khoản ngân hàng: 11007448813401

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

66

5. Phân tích bộ chứng từ.

5.1. Xác định các bên liên quan đến phương thức thanh toán này? Vẽ và giải thích qui trình thanh toán đó.

 Các bên liên quan trong phương thức thanh toán:

- The applicant (Người yêu cầu): VIETNAM FAN JOINT STOCK COMPANY

- The beneficiary (Người thụ hưởng): SAMSUNG TOTAL PETROCHEMICALS

CO., LTD

- The issuing bank (Ngân hàng phát hành): HSBC BANK, HANOI BRANCH, VIETNAM

- The advising bank (Ngân hàng thông báo): WOORI BANK, SEOUL, KOREA

 Quy trình thanh toán:

 Giải thích:

(0): Ngày 2/11/2013 Viet Nam Fan Joint Stock Company kí kết hợp đồng mua bán với Samsung Total Petrochemicals Co., LTD

(1): Viet Nam Joint Stock Company làm đơn xin mở thư tín dụng, gửi hợp đồng cho ngân hàng HSBC, chi nhánh Hà Nội, Việt Nam và bắt đầu kí quỹ vào ngày 26/11/2013

(2): Ngân hàng HSBC phát hành thư tín dụng vào ngày 28/11/2013 và chuyển đến cho ngân hàng Woori, Seoul, Hàn Quốc

Trường đại học Tài chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

67

bên Samsung Total Petrochemicals Co.,LTD

(4): Samsung Total Petrochemicals Co.,LTD sau khi kiểm tra và chấp nhận DC thì tiến hành giao hàng đợt 1 vào ngày 29/11/2013

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 86)