Việc sử dụng ngoại tệ (USD, EUR) trong thanh toán quốc tế, phân biệt tỷ giá chính

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 36 - 40)

chính thức và tỷ giá chợ đen.

1.1. Việc sử dụng ngoại tệ (USD, EUR) trong thanh toán quốc tế có thể gây ra những rủi ro gì cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam? Nêu những rủi ro gì cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam? Nêu một số biện pháp có thể phòng ngừa?

Trả lời:

Rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi sử dụng ngoại tệ (USD, EUR) trong thanh toán quốc tế là: Biến động tỷ giá.

Đầu năm 2018, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận mức tăng 1,4%, sau khi duy trì sự ổn định trong hơn một năm trước đó. Tỷ giá trên thị trường tự do thậm chí còn tăng mạnh hơn, với mức tăng 2,3% so với thời điểm đầu năm 2017, nhất là trong tháng 6 và 7/2017 và đến 7/2018 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Biến động của những đồng tiền mạnh như EUR hay USD luôn tác động rất lớn đến diễn biến tiền tệ quốc tế.

Mỗi khi tỷ giá biến động đều ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nguồn vay nợ bằng USD sẽ chịu thiệt hại trực tiếp khi gánh nặng nợ vay tăng lên.

Doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm và thu tiền bằng ngoại tệ, nên nếu đến thời điểm thanh toán USD, EUR xuống giá so với VND thì nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại

 lợi nhuận giảm.

Doanh nghiệp nhập khẩu mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ nên nếu đến thời điểm thanh toán USD, EUR lên giá so với VND thì doanh nghiệp sẽ chịu chi phí tăng thêm theo mức độ tăng của tỷ giá  lợi nhuận giảm.

Bên cạnh đó tỷ giá tăng còn làm gia tăng nguy cơ lạm phát và tất nhiên, chi phí cố định lẫn chi phí hoạt động thương mại đều bị ảnh hưởng. Một số doanh nghiệp có các khoản thanh toán thường xuyên bằng ngoại tệ cũng chịu thiệt hại khi USD tăng.

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

2

Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá trung tâm trong năm 2018

(Nguồn: VietstockFinance) Một số biện pháp có thể phòng ngừa:

- Đa dạng ngoại tệ trong thanh toán.

- Sử dụng các sản phẩm phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, … tại một số ngân hàng thương mại.

- Chuyển các hợp đồng vay ngoại tệ sang hợp đồng vay VND khi lãi xuất vay đang thấp.

- Linh hoạt trong việc chuyển đổi ngoại tệ vay phù hợp với từng thời điểm. - Yêu cầu khách hàng thanh toán ngay để được chiết khấu, thay vì trả chậm,

hoặc doanh nghiệp có thể hoán đổi trước một lượng ngoại tệ và số tiền này sẽ được hoán đổi ngược lại trong tương lai.

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

3

1.2. Phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen? Có nên để hai tỷ giá này tồn tại song song không? Liên hệ với Việt Nam? tồn tại song song không? Liên hệ với Việt Nam?

Trả lời:

Phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen:

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá để phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen (tỷ giá tự do):

Bảng 1: Phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen

Tỷ giá chính thức Tỷ giá chợ đen

(tỷ giá tự do)

Đối tượng xác định tỷ giá

Do cơ quan quản lí tiền tệ (ngân hàng Trung ương) của nước đó công bố mỗi ngày.

Được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu của thị trường quyết định.

Bảng 2: Tỷ giá USD/VND ngày 10/09/2020

Mua vào Bán ra

Tỷ giá chính thức 23,175 23,857

Tỷ giá chợ đen 23,180 23,210

(Nguồn: sbv.gov.vn và tygiadola.com) Phân tích các trường hợp sau:

- Khi nhà xuất khẩu cần gấp một lượng ngoại tệ để chi trả chi phí nguyên vật liệu thì doanh nghiệp sẽ mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen với tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức (thông thường tỷ giá chợ đen sẽ cao hơn tỷ giá chính thức). Tuy nhiên khi hoàn thành hợp đồng xuất khẩu, nhà xuất khẩu thu được ngoại tệ và đổi ngoại tệ theo tỷ giá chính thức. Hành động mua đắt bán rẻ này làm lợi nhuận kinh doanh giảm  tỷ lệ xuất khẩu giảm  tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm.

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

4

- Nếu tỷ giá chợ đen vượt xa so với tỷ giá chính thức sẽ dẫn đến hậu quả là người có ngoại tệ (ví dụ như doanh nghiệp xuất khẩu, người lĩnh kiều hối) sẽ tìm mọi cách găm giữ ngoại tệ, hoặc bán ra trên thị trường chợ đen. Còn phía cầu, người có nhu cầu thực sự hay không về ngoại tệ thì luôn tìm mọi cách để mua với tỷ giá chính thức, làm cho cung cầu mất cân đối, nền kinh tế mất ổn định. Điều này còn dẫn đến ngoại tệ sẽ không tập trung ở ngân hàng mà nằm trong tay các tổ chức cá nhân. Bên cạnh đó, việc tích trữ qua nhiều ngoại tệ sẽ là giảm “thương hiệu” đồng nội tệ.

- Hai phân tích trên cho thấy rằng việc tồn tại song song hai tỷ giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát nền kinh tế nước nhà, do đó không nên để hai tỷ giá này tồn tại song song.

Liên hệ Việt Nam:

- Trước đây ở Việt Nam vẫn tồn tại song song hai loại tỷ giá, tuy nhiên có những giai đoạn, tỷ giá tự do cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức, điển hình trong giai đoạn 2009-2011 tỷ giá tự do luôn cao hơn tỷ giá chính thức khoảng 1,000 VND/USD, thậm chí lên đến 2,000 VND/USD đặc biệt là trong quý III 2009 và cuối năm 2010.

Biểu đồ 2: Tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do theo ngày USD/VND 2009-2011

(Nguồn: Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu_NXB Tri thức)

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

5

Trước tình trạng này Chính phủ đã cấm các giao dịch tại thị trường tự do thông qua Pháp lệnh ngoại hối, chỉ cho phép giao dịch ngoại tệ tại các Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được cấp phép, nhờ vậy mức tỷ giá trên thị trường ít biến động hơn. Tuy nhiên, một số các chuyên gia cho rằng tình trạng giao dịch ngầm sau khi thực hiện cấm mua – bán ngoại là điều hiển nhiên có thể biết trước. Thậm chí thị trường này còn có thể diễn biến ngày càng phức tạp do nhu cầu ngoại tệ của người dân rất lớn mà các ngân hàng chưa thể đáp ứng đủ. Vì vậy việc cấm giao dịch ngoại tệ nhằm cải thiện tình trạng đô la hóa và xóa bỏ cơ chế hai tỷ giá trên cùng thị trường chỉ là giải pháp trước mắt. Hiện Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đang đưa ra rất nhiều các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này, trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục bổ sung để hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)