Hợp đồng quyền chọn ví dụ 3

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 47 - 51)

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

13

Gọi tỷ giá giao ngay ở ngày đáo hạn là R. Đến ngày đáo hạn:

- Nếu R > E= 21,310 thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là 100,000 x 21,310= 2,131,000,000VND (hằng số), bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Do phí mua quyền bằng 100,000 x 220= 22,000,000 VND, nên khoản phải trả là 2,131,000,000 + 22,000,000 = 2,153,000,000 VND, khoản phải trả này là cố định do đó rủi ro ngoại hối được kiểm soát.

- Nếu R < E = 21,310 thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là 100,000R, do phí mua quyền bằng 100,000 x 220= 22,000,000 VND, nên khoản phải trả là 100,000(R+220) < 2,153,000,000. Khoản thu này chưa cố định nhưng luôn bé hơn 2,153,000,000 VND, do đó rủi ro ngoại hối được kiểm soát.

Vậy cho dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng đáo hạn có biến động như thế nào thì giá trị hợp đồng nhập khẩu vẫn ở mức tối đa là 2,153,000,000 VND.

2.2. Nêu cách thức sử dụng hợp đồng kỳ hạn để quản lý rủi ro ngoại hối của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cho ví dụ minh họa cụ thể để phân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cho ví dụ minh họa cụ thể để phân tích

Trả lời:

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được ngân hàng áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng.

Đối với nhà xuất khẩu:

Một nhà xuất khẩu có một hợp đồng xuất khẩu trị giá 1x,000USD ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Giả sử thị trường ngoại hối được thả nổi và tỷ giá USD/VND ba tháng nữa như thế nào không ai có thể đoán được. USD có khả năng lên giá cũng có khả năng xuống giá so với VND. Nếu USD lên giá so với VND thì tốt cho nhà xuất khẩu, nhưng nếu USD xuống giá so với VND thì nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại. Để tránh thiệt hại do biến động tỷ giá USD/VND, nhà xuất khẩu thoả thuận bán USD cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Ngân hàng mua USD của nhà xuất khẩu theo

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

14

tỷ giá mua kỳ hạn được thoả thuận trước và cố định trong suốt thời hạn giao dịch. Nhờ vậy nhà xuất khẩu tránh được rủi ro tỷ giá.

Đối với nhà nhập khẩu:

Một nhà nhập khẩu có một hợp đồng nhập khẩu trị giá 1x,000USD ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Giả sử thị trường ngoại hối được thả nổi và tỷ giá USD/VND ba tháng nữa như thế nào không ai có thể đoán được. USD có khả năng lên giá cũng có khả năng xuống giá so với VND. Nhà nhập khẩu lo sợ USD lên giá sẽ làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên. Để tránh rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu liên hệ và thoả thuận mua ngoại tệ USD, kỳ hạn từ ngân hàng. Ngân hàng sẽ bán số ngoại tệ cho nhà nhập khẩu theo tỷ giá bán kỳ hạn. Tỷ giá này là tỷ giá được xác định trước và cố định trong suốt kỳ hạn giao dịch. Nhờ vậy, nhà nhập khẩu tránh được rủi ro tỷ giá do tỷ giá biến động.

Ví dụ: Ngày 01/06/2018, tại ngân hàng EXIMBANK có hai khách hàng liên hệ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn:

- Công ty B liên hệ với EXIMBANK để bán 9,000 EUR kỳ hạn 6 tháng. - Công ty C liên hệ với EXIMBANK muốn mua 10,000 EUR kỳ hạn 3 tháng. Đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, EXIMBANK sẽ chào tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng cho công ty B và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng cho công ty C. Thông tin cần thiết để xác định tỷ giá kỳ hạn bao gồm:

- Tỷ giá giao ngay USD/VND: 16,068 – 16,078 - Tỷ giá giao ngay EUR/USD: 1.3128 – 1.3188

- Lãi suất kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng của VND và EUR như sau:

Kỳ hạn EUR (%/năm) VND (%/năm)

Tiền gửi Cho vay Tiền gửi Cho vay

3 tháng 3.55 4.55 7.8 10.2

6 tháng 3.75 4.75 8.4 10.8

Vào ngày thoả thuận, dựa vào thông tin tỷ giá và lãi suất trên đây, EXIMBANK sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng như sau:

- Đối với công ty B, EXIMBANK chào tỷ giá mua EUR/VND kỳ hạn 6 tháng. Tỷ giá mua giao ngay EUR/VND =21,094. Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2 15 + Công thức: Fm= Sm + Sm[𝐿𝑆𝑇𝐺(𝑉𝑁𝐷)−𝐿𝑆𝐶𝑉(𝐸𝑈𝑅)]×𝑛 360×100 = 21,094+21,094(8.4−4.75)×180 360×100 = 21,479

- Đối với công ty C, EXIMBANK chào tỷ giá bán EUR/VND kỳ hạn 3 tháng. Tỷ giá bán giao ngay EUR/VND= 21,204. Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo

+ Công thức: Fb= Sb + Sb[(𝐿𝑆𝐶𝑉(𝑉𝑁𝐷)−𝐿𝑆𝑇𝐺(𝐸𝑈𝑅)]×𝑛

360×100

= 21,204+21,204(10.2−3.55)×90

360×100 = 21,557

Nếu ngân hàng và khách hàng đồng ý giao dịch thì vào ngày đáo hạn sẽ thực hiện chuyển giao ngoại tệ như sau:

- Công ty B giao cho ngân hàng 9,000 EUR ngân hàng thanh toán cho công ty B

số tiền VND bằng 9,000 x 21,479 = 193,311,000 VND.

- Công ty C nhận 10,000 EUR và thanh toán cho ngân hàng số tiền bằng 10,000 x 21,557 = 215,570,000 VND.

Như vậy, tới thời điểm thanh toán hợp đồng kỳ hạn trong tương lai dù bất lợi trong việc biến động tỷ giá thị trường thì hai bên vẫn phải thực hiện giao dịch theo đúng tỷ giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty B giao 9,000 EUR cho ngân hàng và nhận lại từ ngân hàng số tiền 193,311,000 VND. Công ty C nhận 10,000 EUR và thanh toán cho ngân hàng số tiền 215,570,000 VND. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quản lí được rủi ro ngoại hối trên thị trường.

Trường Đại học Tài Chính - Marketing Thanh toán quốc tế - Nhóm 2

16

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)