Lý thuyết này được Lintner đề cập lần đầu tiên vào năm 1956 và được phát triển bởi Gordon và Walter (1962). Đây là một trong những lý thuyết cổ tức nổi tiếng và được đánh giá cao nhất, mặc dù được tạo ra từ hơn 50 năm trước đây nhưng vẫn là tiêu chuẩn cho nghiên cứu cổ tức hiện đại.
Về mặt tài chính, lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào các cổ phiếu trả cổ tức hiện tại hơn là đầu tư vào cổ phiếu giữ lại thu nhập và trả cổ tức trong tương lai. Điều này là do mức độ không chắc chắn cao liên quan đến tăng vốn và cổ tức trả trong tương lai. Cổ tức hiện tại có thể dự đoán được nhiều hơn mức tăng vốn, lãi vốn có mức độ không chắc chắn cao hơn (Keown et.al, 2007)
Gordon dựa trên ý tưởng về những gì có sẵn trong ngày hôm nay so với những gì có thể có trong tương lai (Khan và Jain, 2008). Lý thuyết cho rằng sự không chắc chắn về lợi ích vốn và cổ tức trong tương lai càng cao. Mặc dù tăng vốn trong tương lai có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cổ tức hiện tại, nhưng không có gì đảm bảo điều đó, các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào các công ty khi chỉ thanh toán cổ
tức trong tương lai. Vì vậy một nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cổ phiếu cao hơn cho các công ty trả cổ tức hiện tại. Lập luận của Lintner (1956) đối với thuyết này dựa trên phần lớn các công ty bảo thủ trong chính sách tài chính của họ và việc thanh toán cổ tức dựa trên tỷ lệ thanh toán tối ưu. Yếu tố chính góp phần làm sai lệch tỷ lệ chi trả tối ưu là do thay đổi trong lợi nhuận của công ty và nếu lợi nhuận tăng thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ tăng theo tỷ lệ tương tự (Myers và Bacon, 2004), nhưng không chắc chắn về lợi nhuận trong tương lai cũng có ảnh hưởng đến cổ tức của công ty, một sự tăng trưởng lợi nhuận chỉ dẫn tới sự thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức nếu sự tăng trưởng đó là bền vững và ổn định, nếu lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn tăng mạnh nhưng sự gia tăng thu nhập này là không bền vững thì công ty vẫn sẽ giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc chỉ tăng từ từ chứ không tăng một cách đột biến để tránh sự biến động không mong đợi trong cổ tức, do đó duy trì và đạt được tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm tra xem các công ty có lợi nhuận cao hơn sẽ trả cổ tức cao hơn cho các cổ đông của mình hay không và mối tương quan giữa tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước với tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay của công ty.