Gợi ý, khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 95)

Căn cứ kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài, để thực hiện mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính là gia tăng giá trị công ty và chi trả cổ tức cho chủ sở hữu hay gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE cần xem xét đến các vấn đề từ bên trong gắn liền với các quyết định tài chính cơ bản, bao gồm: là quy mô công ty và cấu trúc vốn có nợ.

5.2.1. Gia tăng quy mô công ty

Quy mô công ty được đo lường thông qua logarit của doanh thu thuần, bằng các biện pháp làm tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với tăng quy mô công ty, theo kết quả thực nghiệm của đề tài, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức hay công ty quy mô càng lớn càng hạn chế về tỷ lệ chi trả cổ tức vì nhà quản trị tập trung nguồn vốn nhằm thực hiện mục tiêu tăng tài sản, tăng trưởng công ty, các công ty cần quan tâm các vấn đề sau:

(i) Thực hiện các chính sách hậu mãi, tri ân hoặc các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách ưu đãi để hình thành và phát triển nhóm khách hàng thường xuyên, nhóm khách hàng thân thiết và thành viên, qua đó gia tăng cơ hội bán hàng thường xuyên và giá trị lớn hơn.

(ii) Thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm dò, nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt thị hiếu khách hàng, qua đó không chỉ tiếp tục giữ chân được khách hàng cũ mà còn có thể phát triển những khách hàng mới.

(iii) Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các hoạt động bán chéo, bán thêm sản phẩm hoặc bán theo gói sản phẩm.

(iv) Chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, phát triển các hình thức bán hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách hàng, ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội trong công tác bán hàng chẳng hạn như bán hàng trên website bán hàng, mở cửa hàng online trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, Zing, Zalo…, bán hàng qua kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee… , giao hàng tận nơi miễn phí hoặc phí giao hàng hợp lý để đáp ứng thói quen mua sắm ngày càng thay đổi của khách hàng và thúc đẩy doanh số bàn hàng.

(v) Xây dựng và phổ biến rộng rãi bản tin về hoạt động, sản phẩm của công ty với nội dung súc tích, đơn giản nhưng đầy đủ và chất lượng; qua đó, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu công ty tốt hơn, khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận thông tin và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

(vi) Cần rà soát và cơ cấu lại bộ máy quản lý theo hướng chuyên môn hóa cao, thiết lập cơ cấu lao động phù hợp, tăng nhân sự có trình độ giỏi và sáng tạo, chịu được áp lực công việc cao, tăng năng suất làm việc.

(vii) Định kỳ tháng, quý hay năm, công ty cần tiến hành rà soát lại cơ cấu tài sản, đánh giá mức độ phù hợp của cơ cấu tài sản nhằm qua đó có thể phát hiện được các tài sản làm giảm năng suất công việc và từ đó bổ sung và thay thế mới đảm bảo tăng năng suất đặc biệt là các tài sản công nghệ.

(viii) Tăng cường công tác quản lý chi phí, tìm kiếm và khai thác các nguồn cung ứng đầu vào chất lượng, chi phí hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ và áp dụng kỷ luật đối với những trường hợp làm thất thoát chi phí hoặc khai báo chi phí không hợp lệ, gian lận.

5.2.2. Điều chỉnh cấu trúc vốn theo hướng sử dụng nợ ở mức độ phù hợp

Đối với quyết định tài trợ, liên quan đến cấu trúc vốn, công ty khi nghiên cứu sử dụng nợ cần đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ và điều chỉnh mức độ sử dụng nợ phù hợp đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả, công ty cần kiểm soát được dòng tiền, xem xét kỹ vấn đề tài chính trước khi thực hiện một phương án kinh doanh, cần chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất phù hợp trong bối cảnh mới, vì đây không phải chỉ là điều kiện để tiếp cận được các nguồn vốn mà còn là điều cốt lõi để công ty tồn tại và phát triển.

Các công ty cần thường xuyên cập nhật các văn bản, thông tư, nghị định hướng dẫn quy định vay vốn của chính phủ, ngân hàng nhà nước ban hành hoặc các văn bản hướng dẫn quy chế phát hành cổ phiếu, trái phiếu để có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng tốt nhất.

Để tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn, công ty có thể sử dụng các nguồn vốn với chi phí phù hợp từ các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, có thể thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng để được tư vấn, kết nối nhiều công ty tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng, cũng như tận dụng nguồn vốn với lãi suất ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ đồng hành với các công ty, nhiều khoản vay được hỗ trợ 100% lãi suất hoặc hỗ trợ 50% lãi vay ngân hàng, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ… hoặc công ty có thể phát hành thêm trái phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư, thuê tài chính hoặc vay nợ cá nhân (có thể nhân viên, các cổ đông…), tuy nhiên cần tận dụng tác động tích cực của nợ trong môi trường có thuế, vay nợ là phương thức tài trợ có được đánh giá cao hơn nhận vốn góp trực tiếp từ chủ sở hữu vì chi phí lãi vay phát sinh sẽ tác động làm giảm thuế thu nhập, từ đó đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng lợi nhuận và là cơ sở tăng

chi trả cổ tức, tuy nhiên nhà quản trị cũng cần tập trung về vấn đề nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính bằng cách:

Thứ nhất, thiết lập bộ phận quản trị RRTC. Thành lập bộ phận quản trị RRTC hay bổ sung chức năng quản trị RRTC cho các bộ phận quản trị hiện có; hoặc có thể sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị RRTC. Việc lựa chọn mô hình quản trị RRTC nào là tùy thuộc vào quy mô công ty, năng lực và phong cách của nhà quản trị. Đồng thời, cần tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm quản trị RRTC từ các hội, hiệp hội cộng đồng doanh nhân Việt Nam.

Thứ hai, tuân thủ tiến trình quản trị RRTC gồm xác định mục tiêu của công ty, nhận diện và đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro bằng cách xác định “khẩu vị rủi ro”, xây dựng quy trình kết hợp quản trị chất lượng toàn diện để quản trị rủi ro.

Thứ ba, chú trọng việc sử dụng hài hòa các biện pháp tự tài trợ tổn thất của DN với việc thiết lập các quỹ dự phòng và chia sẻ tổn thất ở cấp độ tập đoàn, hiệp hội, liên minh các công ty, hoặc tài trợ tổn thất thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Đồng thời, các nhà quản trị cũng phải tính tới việc tài trợ cho các hoạt động quản trị RRTC, tài trợ cho các phương tiện nhận dạng, phân tích và kiểm soát RRTC của công ty cũng như trong trường hợp công ty sử dụng các dịch vụ tư vấn quản trị RRTC.

Ngoài nguồn vốn nợ từ vay bên ngoài ra công ty còn tận dụng nguồn vốn nợ từ các khoản phải trả như phải trả nhà cung cấp, đàm phán với nhà cung cấp nhằm kéo dài số ngày trả tiền mua hàng; số ngày trả tiền mua hàng gia tăng giúp công ty rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và góp phần gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động. Các công ty có thể kéo dài thời gian trả tiền mua hàng bằng các cách sau: đa dạng hóa nhà cung cấp, để gia tăng cơ hội mua chịu hàng hóa hay dịch vụ; hay tích cực đàm phán với nhà cung cấp, chú trọng bảo vệ uy tín, củng cố vị thế tín dụng bằng cách minh chứng năng lực tài chính và luôn có thiện chí trả nợ, để gia tăng uy tín, từ đó sẽ dễ dàng trong việc đàm phán với nhà cung cấp.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài nghiên cứu trường hợp các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE, bao gồm 31 công ty trong thời gian 6 năm từ năm 2011 đến năm 2016, như vậy, đề tài chưa bao quát các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, chưa bao quát các công ty phi tài chính tại Việt Nam nói chung.

Đề tài chỉ tập trung vào yếu tố tài chính bên trong gắn liền với các quyết định tài chính cơ bản trong công ty và ảnh hưởng của các yếu tố này đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty; như vậy, đề tài chưa tiếp cận hết các yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức, chẳng hạn như các yếu tố phi tài chính bên trong công ty (văn hóa công ty, trình độ của ban điều hành, thương hiệu,...) hoặc các yếu tố bên ngoài (lạm phát, lãi suất,...).

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu.

(i) Về thời gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm, chẳng hạn từ năm 2007 đến năm 2016, hoặc dài hơn nữa để có đánh giá hữu ích đối với tổng thể trong dài hạn.

(ii) Về không gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện đối với nhiều công ty hơn, không chỉ dựa vào các công ty niêm yết trên HOSE mà có thể bổ sung thêm các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc công ty chưa niêm yết.

Thứ hai, mở rộng hoặc thu hẹp nội dung nghiên cứu.

(i) Các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng nội dung theo hướng phân tích đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị công ty, không chỉ là yếu tố tài chính mà bao gồm luôn yếu tố phi tài chính, không chỉ là các yếu tố bên trong mà bao gồm luôn các yếu tố bên ngoài.

(ii) Các nghiên cứu tương lai có thể thu hẹp nội dung theo hướng phân tích sâu ảnh hưởng của một yếu tố tài chính bên trong đến tỷ lệ chi trả cổ tức, có thể nghiên cứu cho một công ty cụ thể, hay một nhóm công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh, trong cùng giới hạn về quy mô, hoặc trong cùng một chế độ sở hữu.

---

TÓM TẮT CHƢƠNG 5

Chương 5 đã rút ra kết luận về ảnh hưởng từng yếu tố tài chính bên trong đến tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty, trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức

Ngoài ra, căn cứ thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận, chương 5 cũng đưa ra các gợi ý liên quan duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định, gia tăng khả năng tăng trưởng và điều chỉnh tăng quy mô công ty hợp lý. Cuối cùng chương này đã nêu ra các hạn chế của đề tài, từ đó đã đưa ra c c gợi cho hướng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở mở rộng mẫu nghiên cứu, mở rộng hoặc thu hẹp nội dung nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại HOSE đã đạt được các kết quả sau:

- Về mặt lý luận: Qua cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới, tác giả đã xác định được các yếu tố tác động đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức gồm tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bằng phương pháp định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp định tính nghiên cứu tình huống cụ thể. Đây là điểm khác biệt của luận văn nghiên cứu so với các nghiên cứu trước khi chỉ nghiên cứu đơn thuần về định tính hoặc định lượng, từ đó giúp tác giả có cơ sở đầy đủ, toàn diện hơn trong việc phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại HOSE.

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức, qua phân tích thực trạng và phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức, tác giả đã có đưa ra một số gợi ý và khuyến nghị nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, luận văn vẫn có những hạn chế: Luận văn chỉ nghiên cứu xây dựng mô hình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016. Do hạn chế trong vấn đề thu thập dữ liệu nên mô hình chỉ dùng 6 biến trong nghiên cứu định lượng để phân tích đánh giá. Đề tài có thể mở rộng mẫu nghiên cứu hoặc mở rộng/thu hẹp nội dung cần nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Lê Hoàng Vinh (2014), Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong công ty, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

2. Lê Hoàng Vinh (2016), Dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty theo phương ph p gi n tiếp: tính hữu ích và cạm bẫy, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, số 6.

3. Ngô Kim Phượng (2007), Tài chính công ty, Tài liệu chuyên đề dành cho lớp Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

4. Ngô Kim Phượng và các cộng sự, Giáo trình phân tích tài chính công ty (tái bản lần 3), NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016.

5. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình tài chính công ty, NXB Thống kê, 2006.

6. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.

7. Phan Thị Cúc và các cộng sự , Giáo trình tài chính công ty, Nhà xuất bản tài chính, 2010.

8. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo trình phân tích dữ liệu với R, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014.

9. Nguyễn Văn Tùng, Giáo trình thực hành kinh tế lượng cơ bản với Eviews,

Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2014.

10. Trần Thị Huyền Trang (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của c c nhân tố đến chính s ch cổ tức của công ty phi tài chính niên yết trên sàn HOSE, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP HCM.

11. Nguyễn Thị Hương và cộng sự (2015), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học và phát

12. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 290.

13. Mai Thị Hoài Thương (2015), Nghiên cứu các nhân tố t c động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

14. Trương Đông Lộc & Phạm Phát Tiến (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE, Tạp chí khoa học trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 95)