Giá trị biến Nghề nghiệp
1 Nông dân
2 Kinh doanh
3 Cán bộ nhân viên
3.1.3.3. Thu nhập
Được tính theo khoản thu nhập ổn định tính theo tháng ngay tại thời điểm vay do nhân viên tín dụng thẩm định. Tuy vẫn có một sốp ý kiến trái chiều về việc thu nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng trả nợ, phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg (2012) đều khẳng định rằng rủi ro trả nợ sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ khả năng bù đắp các khoản
chi phí sinh hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn do đó thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.
3.1.3.4. đặc điểm khoản vay
Gồm các biến số sau:
Giá trị khoản vay: Biến số thể hiện tổng giá trị khoản vay của khách hàng.
Có nhiều kết luận khác nhau về ảnh hưởng của kích cỡ khoản vay tới khả năng trả nợ của khách hàng. Kết quả nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) quy mô của khoản cho vay có tác động cùng chiều đối với khả năng trả nợ, do khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ do những người vay các khoản nhỏ lẻ thường dùng cho các mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích mang tính rủi ro cao. Giả thuyết của nghiên cứu là giá trị khoản vay càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao do lợi nhuận từ dự án đầu tư có quy mô, đáp ứng đúng kỹ thuật công nghệ tiên tiến đem lại.
Lãi suất của khoản vay: Đây chính là lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng
và khách hàng được tính theo lãi suất trung bình trong thời kỳ vay. Lãi suất của khoản vay càng lớn càng khiến cho gánh nặng chi trả tăng cao và dẫn tới là khả năng trả nợ giảm đi (Onyeagocha và ctg, 2012). Do đó, Khả năng trả nợ của khách hàng tăng khi khách hàng được vay với lãi suất thấp hơn.
Thời hạn vay: Thời gian tính từ lúc khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên
đến khi kết thúc hợp đồng vay. Từ dữ liệu nghiên cứu của Chapman (1990) cho thấy khách hàng vay vốn ngắn hạn có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn, do khách hàng tự đánh giá bản thân có rủi ro tín dụng thấp, ý thức trả nợ tốt nên ưa thích vay vốn ngắn hạn hơn nhằm giảm chi phí lãi vay, hoàn tất nghĩa vụ nợ sớm, từ đó khả năng không trả nợ đúng hạn của đối tượng khách hàng này thấp hơn. Nghiên cứu của Kibrom Tadesse (2010) lại cho rằng các khoản vay trung hạn có rủi ro không trả được nợ thấp hơn. Theo tác giả tùy theo phương án vay vốn, khả năng tạo ra thu nhập để ngân hàng phân kỳ trả nợ, đa số các khoản nợ càng ngắn hạn sẽ khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm do áp lực về thời gian trả nợ sẽ khiến cho khách hàng không đủ khả năng xoay sở tìm kiếm nguồn trả nợ nên thời gian vay càng ngắn dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng càng thấp.
Giá trị TSĐB : Bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ
nghiên cứu của Antwi và ctg (2012), khách hàng vay có tài sản đảm bảo có khả năng trả nợ tốt hơn so với các khoản vay tín chấp. Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến tình trạng của tài sản đảm bảo như tính pháp lý, khả năng mất giá tài sản, hay tính thanh khoản của tài sản thế chấp. Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, Gía trị TSĐB cao sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Mục đích vay : Nếu mục đích vay là Đầu tư TSCĐ chăm sóc vườn cà phê
khai thác hạt biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Do đặc trưng vùng miền, 70% khoản vay tại cụm VIB Tây nguyên với mục đích vay là đầu tư tài sản cố định để chăm sóc cà phê khai thác hạt. Khách hàng vay không phải đầu cơ nên giá cả sẽ không phụ thuộc nhiều vào giá cà phê thế giới, lợi nhuận đôi khi lấy công làm lời và theo lịch sử cho thấy chưa khi nào giá cà phê xuống dưới giá vốn. Nên kỳ vọng của tác giả nếumục đích vay của khách hàng là vay chăm sóc vườn cà phê thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn.
3.1.3.5. Yếu tố rủi ro đạo đức của người vay
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn : Biến số này đạt giá trị 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích trong quá trình vay. Biến số này đạt giá trị 2 nếu khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích trong quá trình vay.
Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích luỹ vào những khoản này thay vì dùng nó để trả nợ vì vậy. Cán bộ tín dụng phải lập kế hoạch kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng một cách trung thực, tránh tình trạng thông tin bất cân xứng, khách hàng cố tình che dấu, sử dụng vốn vay sai mục đích khiến cho rủi ro không trả được nợ vay tăng cao.
3.1.3.6. Số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập
Được tính theo khoản thu nhập ổn định của các thành viên trong gia đình tính theo tháng ngay tại thời điểm vay do nhân viên tín dụng thẩm định. Thu nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng trả nợ, phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg (2012) đều khẳng định rằng rủi ro trả nợ sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ khả năng bù đắp các khoản chi phí sinh
hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn. Do đó, gia đình có nhiều người tạo ra thu nhập sẽ làm tăng thu nhập chung của hộ và làm giảm gánh nặng cho chủ hộ, khả năng trả nợ cao hơn .
3.1.3.7. Kinh nghiệm trong ngành nghề chính tạo ra thu nhập của người vay:
Theo William (2007) không có người cho vay nào muốn hoặc sẽ chuyển tiền vay cho người vay không có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm rất hạn chế để quản lý và chi tiêu cho một doanh nghiệp. Để đảm bảo rủi ro người cho vay cần chắc chắn rằng người vay tiền có kinh nghiệm và chuyên môn để quản lý tiền, thực hiện việc kinh doanh một cách thận trọng. Điều này là cần thiết để đảm bảo kết quả kinh doanh tốt và đảm bảo rằng người cho vay sẽ được hoàn trả gốc và lãi suất một cách kịp thời. Người đi vay có kinh nghiệm sẽ thành công hơn với doanh nghiệp của họ. Họ có doanh số bán hàng và dòng tiền mặt ổn định hơn những người vừa mới bắt đầu (Kibrom Tadesse 2010). Vì vậy, những người có nhiều kinh nghiệm sẽ có tỷ lệ hoàn trả cao. Do đó, kinh nghiệm sẽ có một tác động tích cực khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng.
Bảng 3.3: Các biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy STT TÊN