Trễ hạn Đúng hạn Count Column N% Row N% Count Column N% Row N% Vay mục đích khác 13 48.15% 9.4% 125 45.78% 90.6% Vay đầu tư TSCĐ
trồng/ chăm sóc cà phê/ tiêu
14 51.85% 8.6% 148 54.22% 91.4%
Tổng 27 100% 273 100%
(Nguồn: VIB Cụm Tây Nguyên 2017)
Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy trình độ học vấn của khách hàng vay có quan hệ cùng chiều với khả năng trả nợ của khách hàng, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 5%. Kết quả nàycó thể là do:
Thứ nhất, trình độ học vấn cụm Tây nguyên chưa cao nhưng ở mức trung bình (kiến thức, sự trải nghiệm, nhận thức,….), Theo số liệu tại bảng 4.15 phân tích khả năng trả nợ theo trình độ vay của khách hàng chúng ta có thể thấy con số phù hợp với thực tế, đa số khách hàng vay đầu tư cà phê/ tiêu họ đều là nông dân hoặc cán bộ, chuyên viên…vừa kinh doanh, làm việc tại cơ quan công sở nhưng vẫn kiếm
thêm nguồn thu nhập từ việc đầu tư cà phê khai thác hạt. Với trình độ càng cao khách hàng có thể quản lý rủi ro cũng như sử dụng khoản vay hiệu quả hơn và ý thức trả nợ vay cao hơn.
Thứ hai, VIB là ngân hàng tương đối mới, thành lập cách đây 10 năm tại cụm Tây Nguyên do đó hầu hết khách hàng có trình độ cao hơn, từ đại học trở lên, tập trung ở thành phố đa số đã vay tại các ngân hàng đã có mặt từ lâu tại địa bàn như ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Agribank…Vì vậy, để có khách hàng cán bộ tín dụng thường mở rộng thêm khách hàng tại các địa bàn xa tại các huyện lân cận, để đạt được điểm xếp hạng tín dụng cao hơn cán bộ tín dụng đã nâng trình độ học vấn của khách hàng lên cao hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến số liệu nghiên cứu cũng như rủi ro trong việc trả nợ nếu khách hàng không biết tính toán trong việc quản lý khoản vay.
Về mặt lý thuyết, trình độ học vấn của người vay càng cao người vay càng có khả năng quản lý khoản vay tốt hơn và có được mức thu nhập tốt hơn vì vậy khả năng trả nợ cũng tốt hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) hay Sileshi và ctg (2012) đã đồng ý với quan điểm với kết quả nghiên cứu.