3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Dựa trên các lý thuyết, nghiên cứu trước đây về động lực làm việc của nhân viên, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả xác định sáu nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên cần khảo sát gồm: (1) Lương, thưởng; (2) Bản chất công việc và môi trường làm việc; (3) Sự công nhận của cấp trên; (4) Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp; (5) Mối quan hệ với cấp trên; (6) Danh tiếng và sự phát triển của Công ty.
Dữ liệu thu được sau quá trình khảo sát sẽ giúp tác giả xác định được:
- Mức độ tác động của sáu nhóm yếu tố nêu trên đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất
- Sự khác biệt về động lực làm việc theo độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thời gian làm việc, vị trí công việc và bộ phận công tác của nhân viên.
- Ngoài ra nghiên cứu cũng sẽ cho biết trong từng nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên, yếu tố nào là quan trọng nhất. Qua đó nhà quản lý tại Nhà máy Sữa Thống Nhất có thể đưa ra những biện pháp thúc đẩy nhân viên một cách hiệu quả.
3.3.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên. Số lượng mẫu khảo sát: 190 mẫu. Theo DeVaus (2002), cỡ mẫu được xác định bằng công thức sau:
𝑛 = 𝑁
1 + 𝑁(𝑎)2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu.
- N: Số lượng tổng thể. - a: Sai số tiêu chuẩn
Với tổng thể của Nhà máy Sữa Thống Nhất là 342 nhân viên và sai số tiêu chuẩn là 5% (độ tin cậy 95%) thì cỡ mẫu tính trên công thức trên sẽ bằng 185 mẫu.
Như vậy số lượng mẫu thu thập trong nghiên cứu này (190 mẫu) là phù hợp.
3.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát trên tất cả các bộ phận (Hành chánh nhân sự, Sản xuất, QA, Cơ điện-kỹ thuật, Kho, Kế toán) ở tất cả các cấp (cán bộ quản lý, tổ trưởng và nhân viên) tại Nhà máy Sữa Thống Nhất.