MÁY SỮA THỐNG NHẤT
4.3.1. Chế độ lương thưởng
Chế độ lương thưởng của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất tuân thủ chế độ lương thưởng của Công ty Vinamilk.
Mức lương, thưởng của Vinamilk rất cạnh tranh trên thị trường. Vinamilk đứng thứ 2 trong trong “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” theo khảo sát của mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố năm 2015 và 2016. Trong đó Vinamilk dẫn đầu tiêu chí về lương, thưởng. Theo báo cáo tài chính năm 2013, bình quan mức thu nhập của nhân viên Vinamilk (tính tổng từ lương, phụ cấp, quỹ phúc lợi,…) vào khoảng 30 triệu đồng/tháng. Chế độ lương, thưởng hợp lý giúp nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất yên tâm trong cuộc sống, giúp gia tăng động lực làm việc, duy trì sự gắn bó với Nhà máy và Công ty.
Hiện nay lương của nhân viên được Công ty chi trả dưới hai hình thức đó là lương cơ bản và lương theo kết quả công việc. Chế độ lương làm thêm giờ, làm ngày Lễ, Tết được Công ty thực hiện đầy đủ và tuân thủ quy định của Nhà nước.
Vào dịp Lễ, Tết hoặc khi kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu, để động viên, khích lệ nhân viên Công ty tiến hành chi thưởng cho nhân viên bằng tiền mặt hoặc phát hành cổ phiếu thưởng. Mức độ thưởng dựa trên vị trí công việc, kết quả công việc, đóng góp và thâm niên của nhân viên. Ngoài ra, Nhà máy cũng tiến hành khen thưởng cho các cá nhân, bộ phận có thành tích lao động xuất sắc vào dịp tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.
Không những vậy các chế độ phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ đối với người bệnh, phụ nữ mang thai, sinh con hoặc các chế độ khác cũng được Công ty và Nhà máy chú trọng và thực hiện đầy đủ.
4.3.2. Công việc
Mỗi nhân viên khi làm việc tại Nhà máy đều có vị trí công việc cụ thể và bản mô tả công việc tương ứng với từng vị trí. Bản mô tả công việc có thể hiện nội
dung, các yêu cầu của công việc và quan hệ của vị trí công việc với nhà quản lý hoặc các bộ phận khác có liên quan.
Công việc được thiết kế và tổ chức dựa trên với thể trạng, trình độ và năng lực của nhân viên. Nhân viên được trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị để thực hiện công việc. Mỗi công việc cụ thể đều có các hướng dẫn công việc riêng, được viết và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền, trong đó các yêu cầu của công việc cũng được thể hiện để giúp người lao động dễ nắm bắt và thực hiện.
Ngoài ra nhân viên được quyền ra quyết định trong phạm vi công việc của mình. Cán bộ quản lý trực tiếp sẽ hỗ trợ, hướng dẫn nếu cần. Tuy nhiên sự phân quyền chưa thực sự rõ ràng, chưa thực sự tạo cho nhân viên sự chủ động khi thực hiện công việc và khi giải quyết các vấn đề phát sinh.
4.3.3. Sự công nhận của cấp trên
Ban giám đốc và các cán bộ quản lý tại Nhà máy luôn ý thức được tầm quan trọng của sự công nhận khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu nhà quản lý thể hiện sự công nhận đối với những nhân viên hay tập thể thật sự xứng đáng, nhân viên sẽ tin tưởng vào sự công bằng của tổ chức và hiểu rằng những nỗ lực, đóng góp của họ sẽ được đền bù thỏa đáng, từ đó phát huy tối đa năng lực của mình. Ngược lại, nếu sự công nhận không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, nhân viên sẽ mất niềm tin vào tổ chức và mất đi động cơ để đạt những kết quả tốt nhất trong công việc.
Chính vì thế, định kỳ hàng năm, các nhân viên xuất sắc của từng bộ phận sẽ được Nhà máy khen thưởng và tuyên dương. Việc làm này không chỉ tăng thêm động lực làm việc cho các cá nhân được khen thưởng mà còn tạo động lực cho những nhân viên khác. Ngoài ra Công ty cũng có phong trào thi đua và phần thưởng cho các cá nhân nổi bật như chương trình “Đi tìm ngôi sao”, “60 ngày đêm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh”…
Các ý kiến, sáng kiến cải tiến trong công việc của người lao động cũng được các cấp quản lý ghi nhận. Nhà máy phát động thành phong trào thi đua cải tiến, hợp lý hóa sản xuất hàng năm. Các giải pháp hay, có ích sẽ được ghi nhận và khen
thưởng bằng tiền mặt. Các sáng kiến có ý nghĩa lớn sẽ được tham gia vào chương trình “Sáng kiến kim cương” của toàn Công ty.
4.3.4. Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp
Tại Vinamilk nói chung và Nhà máy Sữa Thống Nhất nói riêng, chính sách đào tạo, phát triển nhân viên luôn được quan tâm và chú trọng. Nhà máy có quy trình đào tạo, phát triển nhân viên từ lúc nhân viên bước chân vào làm việc.
Nhân viên sau khi tuyển dụng sẽ được đào tạo về các nội quy, quy định, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa Công ty và các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng…. Sau đó, nhân viên mới trải qua 2 tháng đào tạo thử việc. Sau khi thử việc, nhân viên tiếp tục được đào tạo các nghiệp vụ liên quan và tái đào đạo định kỳ 3 tháng/lần. Bộ phận nhân sự và các nhà quản lý định kỳ đánh giá nhân viên để đưa ra các nội dung đào tạo thích hợp. Các nhân viên tiềm năng sẽ được phát hiện và đào tạo phát triển cho sự kế thừa trong tương lai. Các khóa đào tạo có thể được tổ chức nội bộ Nhà máy hoặc đào tạo bởi các tổ chức bên ngoài. Nội dung đào tạo dựa trên bản chất công việc hiện tại của nhân viên và đào tạo phát triển các nhân viên tiềm năng.
Công ty và Nhà máy có chính sách đào tạo nhân viên rõ ràng nhằm phát triển và sử dụng tối đa nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức gia tăng sự thích nghi với mọi hoàn cảnh và thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
4.3.5. Mối quan hệ với cấp trên
Tại Nhà máy Sữa Thống Nhất, nhân viên có thể trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc hoặc các vấn đề cá nhân với cấp quản lý. Tất cả các ý kiến đều được ghi nhận và lắng nghe. Nhà quản lý luôn tìm cách thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, quan tâm và khuyến khích giúp đỡ nhân viên khi họ gặp khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngược lại, nhân viên cũng luôn có thái độ tôn trọng cấp trên. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên là sự tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau.
Ban giám đốc, cán bộ quản lý luôn thăm hỏi, chia sẻ khi nhân viên bị ốm đau và hỗ trợ công việc khi cần thiết. Ngoài ra Ban giám đốc định kỳ đối thoại với công nhân viên toàn Nhà máy để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ từ đó có những chính sách và hành động phù hợp.
4.3.6. Danh tiếng và sự phát triển của Công ty
Danh tiếng và sự phát triển của Công ty được xem là niềm tự hào của tất cả nhân viên Vinamilk. Để tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa Công ty và nhân viên, Công ty và Nhà máy Sữa Thống Nhất có tổ chức một số hoạt động như thi tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển của Công ty; phát hành tạp chí thường niên về Công ty; cập nhật liên tục các giải thưởng, bằng khen mà Công ty và Nhà máy đạt được,…Bên cạnh đó, Nhà máy và Công ty cũng chú trọng vào việc phổ biến tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Công ty đến toàn thể cán bộ công nhân viên, giúp họ hiểu rõ và thấm nhuần định hướng, mục tiêu và các giá trị của Công ty.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4
Chương 4 cung cấp cái nhìn tổng quan về Nhà máy Sữa Thống Nhất, trình bày nguồn lực và thực trạng các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.
Những thông tin trong chương này sẽ là cơ sở trong việc phân tích, giải thích kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT 5.1. THÔNG TIN CÁC NHÂN CỦA NHÂN VIÊN ĐƯỢC KHẢO SÁT
Bảng thông tin cá nhân (Phụ lục 1B) thể hiện các thông tin cá nhân của nhân viên được khảo sát. Các thông tin bao gồm: giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại Nhà máy, vị trí công việc và bộ phận công tác hiện tại.
5.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính
Hình 5.1 cho thấy phần lớn nhân viên được khảo sát là Nam (126 người, chiếm tỷ lệ 66.3%). Số lượng nữ được khảo sát là 64 người, tương đương 33.7%. Điều này cho thấy tại Nhà máy Sữa Thống Nhất, số lượng nhân viên nam trội hơn so với số nhân viên nữ.
Hình 5.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính 5.1.2. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân 5.1.2. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân
Hình 5.2 cho thấy đại đa số nhân viên đang làm việc tại Nhà máy Sữa Thống Nhất đã lập gia đình. Số đối tượng khảo sát đã kết hôn là 172 người, chiếm tỷ lệ 90.5%. Chỉ có 18 người đang ở tình trạng độc thân, chiếm tỷ lệ 9.5%.
66%
34% Nam
Hình 5.2 Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân 5.1.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 5.1.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Hình 5.3 thể hiện cơ cấu mẫu theo độ tuổi, theo đó:
- Số đối tượng dưới 21 tuổi được khảo sát là 1 người, chiếm tỷ lệ 0.5%. - Số đối tượng từ 21-30 tuổi được khảo sát là 11 người, chiếm tỷ lệ 5.8%. - Số đối tượng từ 31-40 tuổi được khảo sát là 86 người, chiếm tỷ lệ 45.3%. - Số đối tượng từ 41-50 tuổi được khảo sát là 78 người, chiếm tỷ lệ 41.1%. - Số đối tượng trên 51 tuổi được khảo sát là 14 người, chiếm tỷ lệ 7.4%. Kết quả trên cho thấy lực lượng lao động tại Nhà máy Sữa Thống Nhất có độ tuổi tương đối cao, Nhà máy thiếu tầng lớp lao động trẻ, năng động.
Hình 5.3 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
9% 91% Độc thân Đã kết hôn 1% 6% 45% 41% 7% Dưới 21 tuổi Từ 21 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 51 tuổi
5.1.4. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn
Nhân viên được hỏi về trình độ học vấn và kết quả được thể hiện trên hình 5.4. Theo đó:
- Số đối tượng có trình độ phổ thông được khảo sát là 26 người, chiếm tỷ lệ 13.7%.
- Số đối tượng có trình độ trung cấp – cao đẳng được khảo sát là 75 người, chiếm tỷ lệ 39.5%.
- Số đối tượng có trình độ đại học được khảo sát là 84 người, chiếm tỷ lệ 44.2%.
- Số đối tượng có trình độ sau đại học được khảo sát là 5 người, chiếm tỷ lệ 2.6%.
Kết quả cho thấy nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất có trình độ học vấn tương đối cao (phần lớn là Đại học và Trung cấp-Cao đẳng).
Hình 5.4 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn 5.1.5. Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc 5.1.5. Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc
Kết quả khảo sát trên hình 5.5 cho thấy:
- Không có đối tượng nào có thời gian làm việc dưới 1 năm.
- Số đối tượng có thời gian làm việc từ 1-4 năm được khảo sát là 6 người, chiếm tỷ lệ 3.2%. 14% 39% 44% 3% Phổ thông Trung cấp - Cao đẳng Đại học Sau đại học
- Số đối tượng có thời gian làm việc từ 5-10 năm được khảo sát là 47 người, chiếm tỷ lệ 24.7%.
- Số đối tượng có thời gian làm việc trên 10 năm được khảo sát là 137 người, chiếm tỷ lệ 72.1%.
Kết quả trên cho thấy phần lớn nhân viên đã làm việc và gắn bó lâu dài với Nhà máy.
Hình 5.5 Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc 5.1.6. Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc 5.1.6. Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc
Số đối tượng là nhân viên được khảo sát là 166 người, chiếm tỷ lệ 87.4%. Số đối tượng là tổ trưởng được khảo sát là 18 người, chiếm tỷ lệ 9.5%. Số đối tượng là cán bộ quản lý được khảo sát là 6 người, chiếm tỷ lệ 3.2%.
Hình 5.6 Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc
0% 3% 25% 72% Dưới 1 năm Từ 1 đến 4 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 87% 10% 3% Nhân viên Tổ trưởng Cán bộ quản lý
5.1.7. Cơ cấu mẫu theo bộ phận công tác
Kết quả trên hình 5.7 cho thấy phần lớn nhân viên đang làm việc tại bộ phận Sản xuất, tiếp đến là Cơ điện kỹ thuật, Hành chánh nhân sự, QA, Kho và Kế toán:
- Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận Sản xuất là 119 người, chiếm tỷ lệ 62.6%.
- Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận Cơ điện kỹ thuật là 21 người, chiếm tỷ lệ 11.1%.
- Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận Hành chánh nhân sự là 18 người, chiếm tỷ lệ 9.5%.
- Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận QA là 17 người, chiếm tỷ lệ 8.9%. - Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận Kế toán là 2 người, chiếm tỷ lệ 1.1%. - Số đối tượng đang làm việc tại bộ phận Kho là 13 người, chiếm tỷ lệ 6.8%.
Hình 5.7 Cơ cấu mẫu theo bộ phận công tác 5.1.8. Nhận xét 5.1.8. Nhận xét
Từ những dữ liệu thu thập được có thể rút ra một số nhận xét về nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất như sau:
- Phần lớn nhân viên là nam (chiếm 2/3 số lao động). - Hầu hết nhân viên đã lập gia đình (chiếm hơn 90%). - Độ tuổi nhân viên cao (đa phần trên 30 tuổi).
- Nhân viên đã gắn bó lâu dài với Nhà máy (phần lớn trên 10 năm). 63% 11% 9% 9% 1% 7% Sản xuất
Cơ điện kỹ thuật Hành chánh nhân sự QA
Kế toán Kho
- Trình độ học vấn của nhân viên tương đối cao (hầu hết từ Trung cấp – Cao đẳng trở lên).
5.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỊNH LƯỢNG KHẢO SÁT
Bảng mô tả các biến khảo sát (Phụ lục 2B) thể hiện kết quả thống kê mô tả các biến định lượng. Theo đó:
- Tổng số mẫu thu thập được: 190 mẫu, không có mẫu bị lỗi. - Giá trị các biến dao động từ 1 đến 5.
- Giá trị trung bình của các biến dao động trong khoảng từ 2.92 đến 4.29. - Giá trị Skewness của các biến đều nằm trong khoảng từ -1 đến 1 nên dữ
liệu tuân theo phân phối chuẩn.
5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT
Bảng 5.1 cho thấy đối với nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất, yếu tố Danh tiếng và sự phát triển của Công ty ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc (3.96). Yếu tố Lương, thưởng đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng (3.56), tiếp đến là yếu tố Sự công nhận của nhà quản lý (3.45), Bản chất công việc (3.44) và Mối quan hệ với cấp trên (3.31). Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp được cho là yếu tố ít tác động nhất đến động lực làm việc của nhân viên (3.16).
Bảng 5.1 Phân hạng các nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất
Yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn Phân hạng
Lương, thưởng 3.56 0.806 2
Bản chất công việc và môi trường làm việc 3.44 0.692 4
Sự công nhận của cấp trên 3.45 0.499 3
Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp 3.16 0.812 6
Mối quan hệ với cấp trên 3.31 0.775 5
Mức độ ảnh hưởng của các biến trong từng nhóm yếu tố được thể hiện ở Phụ