Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Một phần của tài liệu Thuận tình ly hôn thực tiễn giải quyết tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 52 - 56)

Do đặc trƣng của việc dân sự là chỉ có yêu cầu chứ không có tranh chấp, nên Bộ luật Tố tụng Dân sự không quy định trình tự hòa giải trong phần thủ tục giải quyết việc dân sự, khi đã đủ điều kiện theo luật định, Tòa án có trách nhiệm mở phiên họp xét đơn yêu cầu, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của c c đƣơng sự và đó chính là vƣớng mắc trong giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “Tòa n có tr ch nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để c c đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Theo c c quy định trên, việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của c c Tòa n địa phƣơng có sự không thống nhất. Một số Tòa n địa phƣơng khi giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đã tiến hành mở phiên họp xét đơn yêu cầu mà không cần tiến hành thủ tục hòa giải giữa c c đƣơng sự, điều này không trái với c c quy định tại Chƣơng XX Bộ luật Tố tụng Dân sự (quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự). Lý do

47

Thẩm phán không cần tiến hành hòa giải là trình tự giải quyết việc dân sự không quy định thủ tục hòa giải, hơn nữa việc dân sự chỉ có yêu cầu chứ không có tranh chấp, do vậy Thẩm ph n không có lý do để tiến hành hòa giải. Thế nhƣng ở một số địa phƣơng kh c, khi giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Thẩm ph n đã tiến hành thủ tục hòa giải trƣớc khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu, căn cứ để hòa giải là c c quy định về trách nhiệm hoà giải của Tòa n theo c c điều luật đã trích dẫn ở trên đây.

Về thẩm quyền của Tòa n theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 dành hẳn Chƣơng III trong hần thứ nhất - Những quy định chung để quy định về thẩm quyền của Tòa n. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, không phải lúc nào việc x c định Tòa n nào có thẩm quyền giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể cũng rõ ràng, dễ x c định [18, tr. 52]. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa n nơi một trong c c bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cƣ trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trong qu trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, trƣờng hợp Thẩm ph n tiến hành hòa giải đoàn tụ không thành và c c đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, gi o dục con thì Tòa n đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ n để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, có nhiều trƣờng hợp khi chuyển hồ sơ việc dân sự thành vụ n dân sự thì Tòa n đang giải quyết lại không phải là Tòa án nơi cƣ trú, làm việc của bị đơn và cũng không ít trƣờng hợp bị đơn gây khó khăn nhằm kéo dài vụ n. Về vấn đề này, hiện nay cũng đang có hai quan điểm kh c nhau:

48

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc x c định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án cần phải căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

- Quan điểm thứ hai lại cho cho rằng, theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì đây là quy định cho trƣờng hợp cụ thể khi đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ n để giải quyết. Quy định này là “quy định ẩn” về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án, kể cả trong trƣờng hợp Tòa án thụ lý vụ án không phải là Tòa n nơi cƣ trú, làm việc của bị đơn [18, tr. 53].

Qua nghiên cứu c c quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, t c giả nhận thấy rằng:

- Với quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì về cơ bản các nhà làm luật đã khắc phục những bất cập trong giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn trong trƣờng hợp hòa giải đoàn tụ không thành, c c đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục con của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 và tạo thuận lợi cho đƣơng sự trong giải quyết vụ, việc dân sự.

– Theo quy định tại c c điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì: “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ đƣợc x c định nhƣ sau:

a) Tòa n nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, nếu bị đơn là c nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động quy định tại c c điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

49

b) C c đƣơng sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa n nơi cƣ trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là c nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động quy định tại c c điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; …”

Nhƣ vậy, theo quy định nêu trên thì Tòa n có thẩm quyền giải quyết vụ n là: (1) Tòa n nơi cƣ trú, làm việc của bị đơn hoặc (2) Tòa n nơi cƣ trú, làm việc của nguyên đơn trong trƣờng hợp c c đƣơng sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa n nơi cƣ trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết. Tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “…. Việc giải quyết vụ n đƣợc thực hiện theo thủ tục chung”. Quy định này có thể hiểu là bao gồm cả việc x c định Tòa n có thẩm quyền giải quyết vụ n theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nếu hiểu khoản 5 Điều 397 là “quy định ẩn” việc không thay đổi thẩm quyền của Tòa n đang giải quyết vụ n thì sẽ rất khó khăn cho việc giải quyết vụ n trong trƣờng hợp bị đơn không có thiện chí, gây khó khăn. Bên cạnh đó, Điều 41 Bộ luật Tố tụng Dân sự về chuyển vụ việc cho Tòa n kh c có quy định nhƣ sau: “Vụ việc dân sự đã đƣợc thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa n đã thụ lý thì Tòa n đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa n có thẩm quyền và xóa tên vụ n đó trong sổ thụ lý”.

Hiện nay, các vụ việc thuận tình ly hôn đƣợc tòa án nhân dân Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng thụ lý giải quyết đều đƣợc tiến hành hòa giải với mục đích hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang đứng trƣớc nguy cơ đổ vỡ. Thủ tục hòa giải sẽ tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp trƣớc khi đi tới quyết định ly hôn. Trong quá trình hòa giải, bên trung gian sẽ hỗ trợ các cặp vợ chồng x c định vấn đề mà họ đang gặp phải,

50

cũng nhƣ đƣa ra những đề xuất, chỉ dẫn về hƣớng giải quyết. Điều này giúp vợ chồng thấu hiểu, thông cảm hơn với đối phƣơng trong qu trình lựa chọn có ly hôn hay không?

Một phần của tài liệu Thuận tình ly hôn thực tiễn giải quyết tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)