1.2.1. Chủ thể của thống nhất ý chí
Gọi là sự thống nhất khi có hai người trở lên đều có mục đích trao đổi để ý cbhis của các bên gặp gỡ nhau. Sự gặp gỡ này như trên đã làm rõ là các chủ thể của các ý chí cùng mong muốn ràng buộc nhau vào một quan hệ hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ dân sự như họ muốn. Một người không thể có thống nhất ý chí. Do đó cần phải xem chủ thể có đủ điều kiện để thống nhất ý chí không. Theo qui định chung của pháp luật, cá nhân và pháp nhân là những chủ thể của pháp luật và là chủ thể của thống nhất ý chí. Ngoài ra còn nhiều chủ thể khác mà pháp luật qui định, đồng thời pháp luật xác định điều kiện để họ tham gia vào các giao dịch, nghĩa là thống nhất ý chí giao kết hợp đồng. BLDS năm 2015 qui định ở Điều 19: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Qui định này cho phép cá nhân có đủ năng lực hành vi dân
sự được tham gia thống nhất ý chí giao kết hợp đồng. BLDS năm 2015 ở Điều 20 qui định người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự, trừ khi bị mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những người dưới 18 tuổi được phép tham gia hạn chế vào việc thống nhất ý chí giao kết hợp đồng theo Điều 21, BLDS năm 2015 như sau:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
20
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
Ở nước ngoài, pháp luật dân sự cũng có những qui định rõ ràng về độ tuổi được phép tham gia vào thống nhất ý chí giao kết hợp đồng. Lấy ví dụ: BLDS của Pháp ở Điều 1108 quy định các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, trong đó các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Điều 211, BLDS Cộng hòa Hồi giáo Iran quy định các bên nhất thiết phải ở một độ tuổi nhất định, đã trưởng thành và có nhận thức thích hợp.
Nếu chủ thể tham gia thống nhất ý chí giao kết hợp đồng là pháp nhân hoặc các chủ thể đặc biệt khác thì phải có đủ năng lực để tham gia thống nhất ý chí giao kết hợp đồng do pháp luật qui định. Lấy ví dụ: Theo Điều 101, BLDS năm 2015, “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện”. Để được tham gia thống nhất ý chí giao kết hợp đồng, các tổ chức không có tư cách pháp nhân phải tuân thủ nhiều điều kiện do pháp luật qui
21
định để bảo vệ bên thống nhất ý chí khác với tổ chức không có tư cách pháp nhân đó.
Đối với pháp nhân, pháp luật định ra điều kiện chung để được phép tham gia thống nhất ý chí giao kết hợp đồng là phải là một tổ chức hợp pháp tại thời điểm thống nhất ý chí và đang hoạt động bình thường theo pháp luật.[11] Nếu một tổ chức là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức đó còn phải chịu các điều kiện của luật phá sản. Khi tham gia thống nhất ý chí, pháp nhân còn phải tuân thủ các qui định phap luật về đại diện vì pháp nhân thể hiện ý chí thống nhất thông qua đại diện hợp pháp của nó.
Cá nhân cũng có thể thống nhất ý chí giao kết hợp đồng thông qua đại diện. Việc thể hiện ý chí của người đại diện của cả cá nhân hoặc pháp nhân sẽ ràng buộc cá nhân hoặc pháp nhân được đại diện bên chủ thể kia của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng.
1.2.2. Hai thành tố của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng
Khai các bên chủ thể trực tiếp gặp nhau và đàm phán với nhau thì khó có thể xác định được ai là người đề nghị giao kết hợp đồng và ai là người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vì hai thành tố này đan xen vào nhau. Lấy ví dụ: A nói chúng tôi muốn mua sách của anh; B nói anh định mua bao nhiêu cuốn; A nói mua 1000 cuốn, nhưng giá sẽ là bao nhiêu cho 1000 cuốn này, có giảm giá chứ; B nói có giảm giá..vv..v. Họ cứ trao đổi như vậy cho tới khi thống nhất được các điều khoản và nhất trí về các điều khoản đó.
Các bên không gặp mặt nhau có thể thống nhất ý chí của các bên thông qua trao đổi thư từ, tài liệu, gọi là trao đổi đề nghị và chấp nhận đề nghị. Như vậy nó được chia thành hai giai đoạn không đan xen vào nhau.[20]
1.2.2.1. Đề nghị thống nhất ý chí
Đề nghị là một mảnh ghép của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng. Nó là thành tố đầu tiên để dẫn đến thống nhất ý chí mang vai trò đề dẫn hoặc gợi ý hoặc đề xuất ý chí trước. Luật pháp về hợp đồng của bất cứ nước nào đều
22
cso các qui định rất chi tiết về đề nghị. BLDS của Pháp quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một người bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định với một hay nhiều
người khác”.[3, tr.27] Khái niệm này đã nêu rõ bản chất của lời đề nghị là
một hành vi pháp lý đơn phương. Trên thế giới, các nhà luật thống nhất với nhau trong Điều 2.1.2, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 là: “Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề
nghị giao kết được chấp nhận”. Khái niệm này nêu ra hai yếu tố của đề nghị
thống nhất ý chí giao kết hợp đồng là điều kiện rõ ràng của đề nghị và điều kiện thể hiện rõ ý chí ràng buộc của bên đưa ra đề nghị trong một quan hệ hợp đồng nếu bên chủ thể nhận đề nghị chấp nhận.
Đề nghị thống nhất ý chí có những tên gọi khác như đề nghị giao kết hợp đồng hoặc chào hàng. Đề nghi giao kết hợp đồng là thuật ngữ được Bộ luật Dân sự của nước ta sử dụng. Nhưng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, theo tập quán thương mại quốc tế, đề nghị được thể hiện dưới dạng chào bán hàng hoặc chào mua hàng. Đề nghị được hiểu là một thông báo xác định của bên đề nghị về một lời hứa làm hay không làm một việc nào đó và người nhận đề nghị được chỉ dẫn làm hoặc không làm việc đó hoặc tạo ra một lời hứa ngược lại. Đối tượng của đề nghị có thể hướng đến một cá nhân, một nhóm hoặc cả công chúng. Theo đó, để một chào hàng có giá trị pháp lý thì nó phải thoả mãn các yêu cầu: thể hiện được ý chí giao kết, được thông báo tới bên nhận chào hàng và có nội dung mang tính xác định. Ba điều kiện này nhằm phân biệt chào hàng với một số hành vi tương tự như: lời mời tham gia đàm phán, quảng cáo, trưng bày sản phẩm.
Điều kiện thể hiện rõ ý chí giao kết hợp đồng: Đây là điều kiện đầu tiên
23
nghị thống nhất ý chí. Bên đưa ra đề nghị phải có ý chí muốn xác lập quan hệ pháp luật. Ý chí giao kết là yếu tố bắt buộc để một đề nghị có giá trị pháp lý.
Điều kiện thông báo: Bên chủ thể đề nghị thống nhất ý chí giao kết hợp
đồng phải gửi tới thông báo tới bên được đề nghị theo một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật. Nếu thông báo không được gửi tới thì bên được đề nghị không thể biết được ý định giao kết của bên đề nghị dẫn tới nhiều hệ quả pháp lý được đặt ra liên quan đến yêu cầu này. Lấy ví dụ: bên đề nghị có thể rút lại đề nghị nếu thông báo chưa được gửi đến bên nhận đề nghị. Hoặc, các quảng cáo có kèm theo những cam kết (như trả một khoản tiền nếu sản phẩm không cho kết quả sử dụng như quảng cáo…) cũng được coi là chào hàng, một trong các lý do là những quảng cáo này đã được thông báo đến công chúng (công chúng chính là người nhận đề nghị trong trường hợp này).
Điều kiện nội dung phải mang tính xác định: Đề nghị cần mô tả các nội
dung được coi là nội dung chủ yếu của hợp đồng mà bên chủ thể đề nghị mong muốn bên chủ thể được đề nghị chấp nhận thành hợp đồng. Tính xác định phụ thuộc vào đối tượng cụ thể của hợp đồng. Tính xác định của nội dung cũng là một cơ sở đề xác định ý chí giao kết của bên đưa ra đề nghị. Một đề nghị xác định rõ đối tượng của hợp đồng sẽ thể hiện một cách minh thị ý chí muốn ràng buộc với đề nghị đó của bên đưa ra đề nghị.
Đề nghị thống nhất ý chí giao kết hợp đồng mà không thể hiện được ý chí giao kết hoặc không có nội dung xác định thì không được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ là lời mời tham gia đàm phán. Sự khác nhau của những hành vi này là ở giá trị ràng buộc của nó với chủ thể thực hiện hành vi. Mời tham gia đàm phán sẽ không tạo ra nghĩa vụ pháp lý mà chỉ có thể dẫn đến khả năng đưa ra một lời hứa giao kết hợp đồng. Sự phân biệt này là rất cần thiết vì nó xác định hai hậu quả pháp lý khác nhau cho mỗi hành vi. Một lời mời đàm phán nếu được bên kia chấp nhận chỉ hướng tới một cuộc thương lượng trong tương lai. Trong cuộc thương lượng đó các bên sẽ đưa ra
24
thỏa thuận về việc có hoặc không giao kết hợp đồng. Trong quá trình thương lượng các bên đều có quyền đưa ra hoặc rút lại đề nghị của mình bất cứ lúc nào, cũng có thể rút khỏi cuộc thương lượng nếu muốn bởi ý chí giao kết của các bên chưa được thể hiện rõ ràng nên chưa phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên. Ranh giới giữa đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị thương lượng chỉ có thể xác định một cách tương đối thông qua việc giải thích các điều kiện có hiệu lực của chào hàng. Quảng cáo về lý thuyết cũng không được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, như án lệ giữa công ty Carbolic Smoke Ball và một người có tên là Carlill. CSB sản xuất sản phẩm có tên là Carbolic Smoke Ball có tác dụng phòng chống các bệnh cảm cúm thông thường do thời tiết lạnh gây ra. Trong chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm này công ty có đưa ra cam kết sẽ trả 100$ cho ai dùng sản phẩm này theo đúng chỉ dẫn mà vẫn bị nhiễm triệu chứng cúm do lạnh (để khẳng định cho cam kết này CSB đã mở một tài khoản trị giá 1000$ tại một ngân hàng). Carlill là một khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm nói trên sau đó cô vẫn bị nhiễm cúm. Carlill đã đòi CSB trả 100$ như đã quảng cáo, CSB từ chối. Carlill đã kiện ra toà. Trong phán quyết Toà án đã lập luận rằng quảng cáo của CSB là một chào hàng có hiệu lực, một trong các lý do được đưa ra là quảng cáo này có cam kết trả một khoản tiền cho người mua nếu sản phẩm không đạt yêu cầu như đã quảng cáo. Với việc đưa ra cam kết này, CSB đã thể hiện ý định giao kết của mình trong lời quảng cáo nên được xem là một chào hàng.[6] Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt giữa đề nghị thống nhất ý chí giao kết hợp đồng và đề nghị tham gia đàm phán. Thực tiễn tư pháp hầu như chỉ dựa vào các quy định trong các đạo luật, không có sự bổ sung về nguồn luật từ các án lệ như ở nước ngoài để phân biệt hai loại này.
Pháp luật Việt Nam quy định hai trường hợp được rút lại đề nghị là khi thông báo rút lại đề nghị được bên đề nghị nhận trước hoặc cùng thời điểm với đề nghị; hoặc trong đề nghị có điều khoản về việc rút lại đề nghị. Tuy
25
nhiên vớiđề nghị có xác định thời hạn trả lời thì trong thời hạn đó nếu bên đề nghị lại giao kết với người thứ ba sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Nếu đề nghị có xác định một khoảng thời gian cho việc chấp nhận thì khi hết thời hạn đó đề nghị sẽ hết giá trị ràng buộc bên đưa ra đề nghị, sự chấp nhận xảy ra sau thời hạn này sẽ không có hiệu lực. Nếu đề nghị không xác định rõ thời hạn cho việc chấp nhận thì hạn trả lời được xác định trong một khoảng thời gian hợp lý. Pháp luật Việt Nam không dự liệu trường hợp đề nghị không có thời hạn trả lời, nên có thể hiểu theo pháp luật Việt Nam nếu đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì có thể rút lại bất cứ lúc nào trước khi có sự chấp nhận.
1.2.2.2. Chấp nhận đề nghị hay thống nhất ý chí giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị thống nhất ý chí giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý chí của người được đề nghị, chấp nhận toàn bộ các điều kiện mà đề nghị đưa ra. Sự chấp nhận phải được chuyển đến cho người đề nghị thì mới được coi là thống nhất ý chí. Bên được đề nghị có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị, nhưng trong một số trường hợp, để bảo vệ trật tự công cộng, bên được đề nghị bắt buộc phải trả lời chấp nhận. Lấy ví dụ: Trong mua bán hàng hoá, bên cung cấp hàng hoá buộc phải bán sản phẩm mà mình đã quảng cáo vì lợi ích của người tiêu dùng. Chấp nhận đề nghị để thống nhất ý chí có hai điều kiện là: hình thức chấp nhận và thời hạn chấp nhận.
Điều kiện hình thức chấp nhận
Chấp nhận có thể được thể hiện một cách rõ ràng dưới dạng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc dưới hình thức ngầm hiểu, nghĩa là được suy ra từ thái độ, hành vi ứng xử của bên được đề nghị. Im lặng về nguyên tắc không