Quy định về nguyên tắc tiền lệ và quy tắc giải thích pháp luật ở các nước theo hệ thống luật án lệ như vậy có ưu điểm là tạo cho thẩm phán vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật (các vụ việc luôn được toà án thụ lý giải quyết, ngay cả khi pháp luật thiếu các quy định điều chỉnh), nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, bảo vệ sự công bằng, công lý trong quan hệ hợp đồng.
Với Việt Nam, việc quy định cho toà án quyền giải thích pháp luật trong hoạt động xét xử đối với lĩnh vực pháp luật hợp đồng chưa được pháp
75
luật quy định cụ thể. Trong khi đó, thỏa thuận là một phạm trù rất dễ gây tranh cãi và dễ dẫn đến tranh chấp do bản chất thống nhất ý chí đích thực của nó. Bởi thế, việc giải thích luật, giải thích thỏa thuận là hết sức cần thiết nếu có tranh chấp xảy ra. Đối với khung pháp luật về sự thỏa thuận, nên chăng, vì lí do đó, cũng cần có những kiến nghị thích hợp về mặt tư pháp cho vấn đề này.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh. Nhưng cơ quan này trên thực tế không có thời gian dành cho hoạt động giải thích pháp luật cho mỗi trường hợp cụ thể trong đời sống xã hội, mà hợp đồng thông thường lại là quan hệ tư giữa các bên trong đời sống kinh doanh hàng ngày, chúng rất đa dạng và phong phú. Trong thực tiễn, hiếm khi thấy Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiến hành giải thích pháp luật. Do vậy, quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh không có tính khả thi trên thực tế.
Cho đến nay Thẩm phán của Việt Nam vẫn chưa có quyền sáng tạo pháp luật, chưa có quyền giải thích luật mà chỉ có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Trong khi tính độc lập của thẩm phán có thể hiểu bao gồm cả độc lập sáng tạo luật, áp dụng luật trong những vụ việc cụ thể khi luật thành văn chưa điều chỉnh đến. Hơn nữa, Thẩm phán còn có quyền giải thích pháp luật trên cơ sở mục đích điều chỉnh, lẽ công bằng, lương tâm đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ họ có quyền đưa ra phán quyết về tính hợp pháp cho hành vi của con người. Công bằng mà nói quyền giải thích luật, sáng tạo luật dựa theo lẽ công bằng là những quyền năng bẩm sinh của thẩm phán. Khi những quyền này chưa được trao cho Thẩm phán thì có lẽ việc bảo vệ quyền tài sản và hợp đồng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, về mặt tư pháp, nên thừa nhận vai trò giải thích pháp luật của Thẩm phán và của Toà án thông qua án lệ. Điều này có một ý nghĩa quan
76
trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hợp đồng nói chung và khung pháp luật về thỏa thuận nói riêng, bảo đảm tính thống nhất, bảo đảm thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại. Để thực hiện việc này cũng cần có sự thống nhất thực hiện giữa các vấn đề: lập pháp - hành pháp - tư pháp: về mặt lập pháp, cần quy định nguyên tắc thừa nhận án lệ là nguồn giải thích pháp luật. Về mặt thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện thường xuyên việc sưu tập, chọn lọc, in ấn, phổ biến các bản án tiêu biểu, điển hình của Toà án nhân dân tối cao để phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật và công tác xét xử của toà án các cấp. Đó sẽ là nền tảng cho hoạt động tư pháp diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.
Đồng thời, cũng phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán có trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tốt, đảm bảo cho họ sự độc lập trong mọi quyết định, đảm bảo cuộc sống ổn định và an toàn. Có như vậy các Thẩm phán mới tận trung với nghề, tận tâm giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng và công minh.
77
KẾT LUẬN
Thống nhất ý chí, về cơ bản, có thể xem là vấn đề nền tảng, cốt lõi của hợp đồng. Bởi lẽ nó không chỉ là yếu tố đầu tiên mà còn là yếu tố không thể thiếu của hợp đồng, nói lên bản chất của hợp đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, luận văn đã phần nào đi sâu nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sự thỏa thuận, cụ thể:
Về cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đã đưa ra những hình dung tương đối rõ nét về hợp đồng và yếu tố thống nhất ý chí trong hệ thống pháp luật. Tác giả không đi sâu vào các quy định cụ thể của Việt Nam mà đưa ra các quy phạm tổng quát, liên hệ với pháp luật các quốc gia khác, từ đó có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về vấn đề. Một thực tế cần được ghi nhận là pháp luật hợp đồng của một số nước đặc biệt là các nước phương Tây đã có bề dày lịch sử lâu đời và tính đúng đắn, hợp lý của nó đã được chứng minh trong thực tế. Việc đưa ra và nghiên cứu những quy định này cùng những quy định trong các nguyên tắc, công ước quốc tế về hợp đồng sẽ tạo cơ sở vững chắc về mặt lý luận cũng như là nền tảng cơ bản cho cho việc học hỏi và kế thừa trong xây dựng và nghiên cứu pháp luật hợp đồng Việt Nam vốn còn sơ sài và còn tồn tại nhiều thiếu sót.
Luận văn đặc biệt đi sâu phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan đến yếu tố thỏa thuận, điều này là phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã đặt ra. Dựa trên những cơ sở nền tảng đã được đề cập, việc phân tích như vậy giúp tác giả có thể đánh giá một cách khách quan tính ưu việt và sự hạn chế của quy phạm pháp luật Việt Nam,đối chiếu vào thực tiễn để rút ra những điểm cần phát huy và những điểm cần sửa đổi, hoàn thiện, tạo tính minh bạch và ứng dụng cao của sự thỏa thuận.
78
Các kiến nghị được đưa ra tuy chưa nhiều và có thể chưa thực sự đầy đủ, hợp lý, nhưng với tầm hiểu biết và những kết luận rút ra từ quá trình tìm hiểu đề tài, phần nào có thể ghi nhận những cố gắng của tác giả trong nghiên cứu khoa học, làm cho luận văn không chỉ dừng lại ở khía cạnh lý luận mà cũng ít nhiều có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này giúp tác giả có được những nhìn nhận khá sâu sắc về pháp luật hợp đồng. Do điều kiện nghiên cứu, khả năng và hiểu biết của bản thân còn hạn chế cũng như nội dung cần giải quyết của vấn đề cũng tương đối phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng, nên luận văn có thể chưa đáp ứng đầy đủ những nhiệm vụ đề ra và còn nhiều thiếu sót. Dẫu vậy, có thể xem đây là một tiếng nói nhỏ góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về yếu tố thống nhất ý chí nói riêng.
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Việt Anh (2010), “Bàn về khái niệm hợp đồng”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, Số 4.
2. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Corinne Renault - Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
4. Ngô Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp cận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 115.
5. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng phần chung (Dùng
cho đào tạo sau đại học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật thương mại - Phần chung và
thương nhân, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh
trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
8. Daniel Khoury, Yvonne S Yamouni (1989), Understanding Contract Law, Butterworths, Sydney, Adelaide, Brisbane, Caberra, Hobart, Melbourne, Perth.
9. Đỗ Văn Đại (2008), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản
án (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong
luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.
11. Phạm Hoàng Giang (2006), Quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật học - Trường Đại
80
12. Phạm Hoàng Giang (2006), “Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do hợp đồng đến nguyên tắc công bằng”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, Số 5.
13. Lê Hồng Hạnh (2005), Chế độ hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn
tại.
14. Nguyễn Am Hiểu (2004), Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nhìn từ
thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng.
15. Nguyễn Am Hiểu (2004), Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi
pháp luật Việt Nam về hợp đồng.
16. Dương Đăng Huệ (2002), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8.
17. Trần Hải Hưng (2006), Đổi mới sự điều chỉnh pháp luật về hợp đồng
trong BLDS năm 2005, Luận văn Thạc sỹ luật học.
18. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
19. Trần Kiên - Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2+3.
20. Nguyễn Văn Luyện - Lê Thị Bích Thọ - Dương Anh Sơn, Giáo trình
Luật Hợp đồng thương mại.
21. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt nam Dân luật lược khảo, Quyển II (Nghĩa vụ
và khế ước), Bộ quốc gia giáo dục xuất bản Sài Gòn, Sài Gòn.
22. Phạm Ngọc Minh (2006), Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
của hợp đồng vô hiệu, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23. Phạm Duy Nghĩa (2003), Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý
81
24. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Phạm Hữu Nghị (2005), Dự thảo BLDS sửa đổi và vấn đề cải thiện
pháp luật hợp đồng ở Việt Nam.
26. Nhà Pháp luật Việt-Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Nhàn (2008), Ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự, Luận văn thạc sỹ luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội.
28. Nguyễn Như Phát (2003), “Điều kiện thương mại chung à nguyên tắc tự do khế ước”, Tạp chí luật học, Số 11.
29. Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
30. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự
năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Đinh Văn Thanh (1996), “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự”, Tạp chí Luật học, Số 5.
34. Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, NXB Chính trị Quốc gia.
35. Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả của hợp
đồng kinh tế vô hiệu, Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học luật
Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (1993), Những quy định chung của Luật
82
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, 2, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
39. UNIDROIT (2004), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng
thương mại quốc tế, link tải bản tiếng Việt:
http://tailieuxnk.com/upload/sanpham/thumb/Tai-lieunguyen-tac-
unidroit-ve-hop-dong-thuong-mai-317191556747.pdf (truy cập lần
cuối: 22/9/2020).
40. VCCI - DANIDA (2007), Cẩm nang hợp đồng thương mại.
41. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật
dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
TIẾNG ANH
42. Daniel Khoury,Yvonne S Yamouni (1989), Understanding Contract Law, Butterworths, Sydney, Adelaide, Brisbae, Caberra, Hobart, Melbourne, Perth. WEBSITE 43. http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/ browse.php?action=shownews&category=&id=37&topicid=834 44. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ doc_prosper6_i.html 45. http://bwportal.com.vn/ index.php?cid=4,4&txtid=2624 46. http://www.hca.org.vn/tin_tuc/vde_qtam/nam2006/thang1/ bantinmoitruongkdoanh_so11/thucthihopdong 47. http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/ browse.php?action=shownews&category=&id=37&topicid=1265