chí trong giao kết hợp đồng
Thống nhất ý chí là yếu tố nền tảng quan trọng để xác lập nên hợp đồng. Tuy nhiên thực tiễn pháp luật lại diễn ra rất phức tạp, các nhà làm luật cũng đã dự liệu đến những trường hợp rủi ro, chỉ ra được những khiếm khuyết đối với một chế định. Trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, những khiếm khuyết chủ yếu về sự thỏa thuận cũng đã tồn tại song hành với những quy định khác về vấn đề này.
Vấn đề khiếm khuyết chủ yếu về sự thỏa thuận được đặt ra xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, vốn là một học thuyết được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí, coi ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của một
62
người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Tuy nhiên quan điểm tự do tuyệt đối như trên không tồn tại được lâu, mà dần dần bị giới hạn bởi pháp luật và đạo đức xã hội. Để đảm bảo trật tự công cộng, giới hạn này được đặt ra và dần được chế định trong các quy phạm pháp luật. Bởi lẽ nguyên tắc tự do ý chí đã cho các chủ thể một quyền năng rất lớn là được làm tất cả những gì mình mong muốn, do đó con người có thể lạm dụng sự tự do đó theo hướng có lợi cho mình và có thể gây hại cho người khác. Mặt khác, hợp đồng phải là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận của các bên được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối, và sự tự nguyện thỏa thuận của các bên không phải lúc nào cũng được thực thi một cách nghiêm túc. Hệ quả của việc không tự nguyện thỏa thuận chính là những tì ố của sự thỏa thuận. Pháp luật hợp đồng Việt Nam ghi nhận những trường hợp thỏa thuận bị khiếm khuyết là: nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, thiệt thòi.
Thiệt thòi là bất cập đầu tiên cần phải nói tới, trường hợp hai bên có thỏa thuận nhưng lợi ích từ thỏa thuận lại không tương xứng với mỗi bên, tạo ra những bất lợi cho bên yếu thế. Thông thường trong trường hợp này, các bên do đã có sự nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa mà dẫn tới thiết lập thỏa thuận gây thiệt thòi cho mình. Thỏa thuận này lại tạo ra những lợi ích không tương xứng. Lấy ví dụ A cầm vật gia bảo của dòng họ trị giá 1 tỷ đồng để vay 100 triệu cho con đi viện. Tiệm cầm đồ biết A đang túng tiền nên đưa ra điều khoản A phải chịu lãi suất như bình thường và trong 5 ngày nếu không trả được nợ thì cửa hàng cầm đồ sẽ lấy đồ vật đó. A chấp nhận. Có thể thấy sự chênh lệch giữa 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng là rất lớn, A phải chịu thiệt thòi trong thỏa thuận này. Pháp luật không quy định rõ, cũng không chế định xác định sự thiệt thòi, bởi thế việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, phải tùy vào tư duy pháp lý và án lệ của từng hệ thống khác nhau. Về cơ bản, sự thiệt thòi không thể là nguyên nhân chính dẫn đến thỏa thuận vô hiệu, và nếu có thì chỉ là vô hiệu tương đối, các bên có thể điều chỉnh lợi ích lại cho phù hợp và thỏa
63
đáng. Đối với pháp luật Việt Nam, thỏa thuận bị khiếm khuyết thiệt thòi đòi hỏi phải minh thị và được luật quy định, nếu không sẽ không được xem xét. Hiện nay, vấn đề thiệt thòi trong thỏa thuận vẫn chưa được pháp luật hợp đồng Việt Nam chú ý đúng mức.
Thống nhất ý chí do bị nhầm lẫn là trường hợp chủ thể đánh giá sai về thực tế khách quan. Tuy nhiên không phải sự nhầm lẫn nào cũng dẫn đến thỏa thuận bị vô hiệu. Thực tế, có các dạng nhầm lẫn sau: Nhầm lẫn đương nhiên dẫn đến hủy thỏa thuận và nhầm lẫn về đối tượng hay mục đích của hợp đồng. Nhầm lẫn về đối tượng là sự hình dung sai về bản chất của đối tượng và tính chất cơ bản của đối tượng mà các bên thỏa thuận. Lấy ví dụ: A thỏa thuận mua bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” với giá rất cao vì cho rằng bức tranh đó đúng là tác phẩm của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái, nhưng thực chất đó chỉ là bản sao do một họa sĩ khác chép lại. Không phải mọi thỏa thuận nhầm lẫn về đối tượng đều bị coi là cơ sở để xem xét hiệu lực của thỏa thuận, dẫn đến hủy thỏa thuận , mà đó phải là sự hiểu lầm mang tính chất chủ yếu, như nhầm lẫn về một đặc tính mà đối tượng phải có theo sự xét đoán chung hoặc theo một lợi ích mà các chủ thể khi tham gia thỏa thuận mong muốn đối tượng đó phải có. Nhầm lẫn về mục đích là hiểu không chính xác ý chí của các bên về mục đích của thỏa thuận, do đó mà các bên mới đi đến thỏa thuận. Lây ví dụ A đưa cho B một khoản tiền với mục đích cho vay nhưng khi đưa A lại không nói gì về thời hạn vay và mức lãi mà B phải trả, do đó B đã cho rằng A cho mình số tiền ấy. Nhầm lẫn về chủ thể: Chỉ trở thành nguyên nhân làm thỏa thuận vô hiệu khi thỏa thuận đó được xác lập dựa trên nhân thân của chủ thể, có nghĩa nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng cho việc thỏa thuận cũng như giao kết hợp đồng. Lấy ví dụ: thỏa thuận liên quan đến ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng sáng tác ký với nhạc sỹ… Trường hợp nhầm lẫn về giá trị của đồ vật được thỏa thuận không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận, bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi lại nội dung này cho đúng. Tuy
64
nhiên, nhầm lẫn về giá trị sẽ là nguyên nhân dẫn đến thỏa thuận vô hiệu nếu nó là hậu quả của nhầm lẫn về tính chất, chất lượng chủ yếu của vật.
Một số điều kiện để xác định sự nhầm lẫn là một khiếm khuyết của sự thỏa thuận và sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận đó là:
(i) Sự nhầm lẫn phải mang tính chất quyết định đối với sự tự nguyện của người tham gia thỏa thuận;
(ii) Chỉ cần một trong các bên biết được về sự nhầm lẫn;
(iii) Chủ thể yêu cầu xem xét hiệu lực thỏa thuận do bị nhầm lẫn phải chứng minh được mình bị nhầm lẫn nên mới dẫn đến xác lập thỏa thuận.
Bên bị nhầm lẫn có thể đưa ra mọi chứng cứ để chứng minh sự nhầm lẫn của mình. Thẩm phán có toàn quyền đánh giá sự nhầm lẫn đó có tính chất quyết định hay không. Vấn đề có nhầm lẫn hay không được đánh giá vào thời điểm xác lập thỏa thuận, tức là khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị.
Thống nhất ý chí do bị lừa dối là trường hợp hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung nên đã xác lập thỏa thuận đó. Lấy ví dụ: A muốn bán một chiếc xe máy cũ đã sử dụng trong nhiều năm, B là người muốn mua xe để đi lại. Do B là người không có kinh nghiệm về xe nên A đã sơn sửa lại chiếc xe của mình và làm mọi cách cho B tin xe của A còn mới, chất lượng tốt. Do tin A nên B đã đồng ý mua chiếc xe với giá cao hơn thực tế.
Sự lừa dối kéo theo một yếu tố là “nhầm lẫn”,do sự lừa dối của một người mà người kia có những nhầm lẫn dẫn đến thỏa thuận. Tuy nhiên, nhầm lẫn ở đây khác với nhầm lẫn trong thỏa thuận do bị nhầm lẫn nói trên. Nhầm lẫn do bị lừa dối là bởi hành vi mang tính chất cố ý của một người tác động vào nhận thức của người kia khiến người này có những hiểu biết sai lệch về vấn đề nên dẫn tới xác lập thỏa thuận. Còn nhầm lẫn trong thỏa thuận nói trên là do chủ thể tự nhầm lẫn chứ không bị tác động bởi bất cứ hành vi cố ý của người nào khác. Điều kiện để lừa dối trở thành nguyên nhân cho khiếm
65
khuyết của thỏa thuận, có thể dẫn tới thỏa thuận bị hủy bỏ. Sự lừa dối có tính cách quyết định dẫn tới giao kết, nghĩa là nếu không có hành vi lừa dối đó thì bên kia đã không chấp nhận thỏa thuận. Để đánh giá điều kiện này cần đặt thỏa thuận trong những hoàn cảnh cụ thể. Những vấn đề bị lừa dối cũng phải thực sự nghiêm trọng và cần thiết như các nội dung chính của thỏa thuận, đối tượng hay mục đích thỏa thuận…thì mới là cơ sở dẫn tới sự vô hiệu của thỏa thuận đó. Sự lừa dối phải xảy ra trước hoặc cùng lúc với sự giao kết. Điều này là hợp lý bởi nếu sau khi thỏa thuận đã được thông qua mới có sự lừa dối thì không thể nói thỏa thuận bị thiết lập trên cơ sở bị lừa dối và không thể lấy lý do này để yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận. Trên thực tế còn có sự phân biệt giữa lừa dối theo chiều hướng tiêu cực và lừa dối theo chiều hướng tích cực. Pháp luật hợp đồng của Việt Nam về cơ bản không có những quy định cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn pháp luật lại đặt ra rất nhiều tình huống đòi hỏi phải xem xét, lấy ví dụ trường hợp “Người bán hàng nói quá lên về hàng hóa của mình hay không nói rõ các tì vết của vật có được xem là lừa dối không?”, nếu chỉ hạn chế xem xét trên phạm vi những quy định cứng nhắc của pháp luật Việt Nam thì khó mà có hướng giải quyết thích đáng. Bởi thế về tư duy lập pháp cần xem xét đến vấn đề nêu ra ở trên.
Lừa dối theo chiều hướng tích cực có nghĩa là làm cho người bị lừa dối nghĩ quá lên về sự vật, hiện tượng so với thực tế khách quan. Đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu như người bị lừa dối nghĩ quá lên đến mức thái quá, thì đó không còn được coi là bị lừa dối nữa, bởi vì ít có khả năng một người bị lừa dối đến mức thái quá như vậy mà vẫn tự nguyện tham gia giao kết hợp đồng.[3, tr.47] Quay trở lại tình huống trên, rõ ràng một người bán hàng bao giờ cũng muốn bán được thật nhiều hàng và việc nói quá lên một chút về chất lượng sản phẩm, tránh nhắc tới những tì vết của nó là điều bình thường, được chấp nhận trong thực tiễn, đây là lừa dối theo chiều hướng tích cực. Khách hàng hoàn toàn đủ nhận thức để nhận biết vấn đề, và việc quyết định chọn sản
66
phẩm hay không là tùy họ. Do đó thỏa thuận mua sản phẩm được xác lập có hiệu lực.Tuy nhiên, nếu người bán hàng “Nói không thành có” đối với các đặc điểm, tính chất của sản phẩm thì đây là một sự lừa dối không thể chấp nhận được vì nó hoàn toàn không có cơ sở thực tế, thỏa thuận trong trường hợp này cần xem xét lại.
Thống nhất ý chí do bị đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Sự đe dọa ở đây có thể là đe dọa thể chất hoặc đe dọa tinh thần. Đe dọa thể chất là sự đe dọa làm cho người bị đe dọa mất hoàn toàn ý chí tự chủ do tính chất nghiêm trọng và tức thì của sự đe dọa như dí súng vào đầu để bắt người này ký vào biên bản thỏa thuận đã được lập sẵn… Đe dọa tinh thần là sự đe dọa không làm cho người bị đe dọa mất hoàn toàn ý chí tự chủ cũng như không xảy ra ngay lập tức, ví dụ bắt cóc người thân của người bị đe dọa và đe dọa nếu người này không xác lập thỏa thuận thì người thân của anh ta sẽ bị chết… Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi đe dọa nào cũng dẫn tới khiếm khuyết của thống nhất ý chí mà phải thỏa mãn những điều kiện nhất định như:
- Sự đe dọa là có thực và phải mang tính chất tức thời, nghiêm trọng, từ đó tác động đến người bị đe dọa, buộc họ phải chấp nhận thỏa thuận
- Phải là hành vi đe dọa không chính đáng bao gồm cả về phương tiện sử dụng để de dọa cũng như mục đích theo đuổi của nó.
- Sự đe dọa là yếu tố quyết định dẫn tới việc thỏa thuận của người bị đe dọa với bên kia.
Người bị đe dọa và cả người đe dọa có thể chính là người trực tiếp tham gia quan hệ thỏa thuận hoặc người thân của họ, người thứ ba liên quan.
Trường hợp này người bị đe dọa biết việc mình làm, nhưng do sợ có hậu quả xấu xảy ra từ sự đe dọa nên họ không thể tự do biểu hiện ý chí của
67
mình, họ đã xác lập thỏa thuận không tự nguyện,nếu hợp đồng được giao kết thì hợp đồng bị vô hiệu tương đối do vi phạm quy định bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng.
Thống nhất ý chí của các bên làm phát sinh hậu quả pháp lý. Sự thống nhất ý chí này chỉ được công nhận khi các bên được tự do biểu lộ ý chí của mình và hoàn toàn tự nguyện tham gia vào thỏa thuận. Thế nhưng, trên thực tế, vì nhiều lí do khác nhau mà các bên không được biểu lộ ý chí đích thực của mình cũng như bị ép buộc chứ không tự nguyện khi giao kết, do đó thỏa thuận ra đời trở thành những thỏa thuận có tì ố.
Như vậy, nguyên nhân chính của các khiếm khuyết về sự thỏa thuận trong pháp luật hợp đồng Việt Nam là do hậu quả của việc các bên chủ thể không hoàn toàn tự nguyện khi tham gia xác lập thỏa thuận, hoặc do những sai lầm khách quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng đến các yếu tố chính trong quá trình thỏa thuận như tác động vào ý chí của chủ thể, thay đổi nội dung chính của hợp đồng dựa trên lợi ích riêng của bản thân.
68
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ SỰ THỐNG NHẤT Ý CHÍ TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK