Thực tiễn xét xử tại các tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 67)

2.3.1. Toà án không áp dụng đúng thủ tục tố tụng, không đưa đầy đủ người

có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

Bản án số 240/2020/DS-PT ngày 28/10/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế tài sản”.

Nội dung vụ án: Cụ Đ và cụ T3 (đã mất) được cấp quyền sử dụng diện tích đất 6.245m2. Năm 2006, cụ Đ vay của bà T 2 tỷ đồng và có lập thủ tục chuyển nhượng đất để bảo đảm khoản vay. Năm 2006, các con của ông làm giấy thỏa thuận đồng ý cho ông Đ toàn quyền giao dịch, chuyển nhượng 4000m2 đất. Sau khi thỏa thuận, ông Đ và bà T thực hiện ký giấy điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà vẫn làm thủ tục và được cấp

54

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất 6.245m2. ông C, H, K, H3 và P1 thỏa thuận với bà T xác nhận bà T chỉ nhận chuyển nhượng diện tích đất 4.000 m2

còn lại diện tích 2.245 m2 thuộc quyền sử dụng đất của cụ Đ Do đó, ngày 13/9/2006, cụ Đ và bà T ký hợp đồng đặt cọc bà T chuyển nhượng lại cho cụ Đ 2.245 m2

với giá 1.122.500.000 đồng tương đương diện tích và số tiền bà T chưa thanh toán đối với hợp đồng ngày 09/6/2006. Ngày 28/9/2006, cụ Đ nhận số tiền 1.122.500.000 đồng của bà T. cụ Đ ghi đã nhận đủ số tiền 3.122.500.000 đồng có chữ ký của cụ Đ. Ông H đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng bà T thực hiện thủ tục tách diện tích 2.245 m2 trả lại cho ông H nhưng vợ chồng bà T không thực hiện mà hẹn nhiều lần. Đến cuối năm 2016 đầu năm 2017, bà T có mời ông H về để đo đạc tách thửa trả lại cho ông H diện tích 2.245 m2 nhưng khi đo đạc diện tích thiếu. Bà T yêu cầu phải nhận đủ diện tích đất 4.000 m2

diện tích đất còn lại (không đủ 2.245 m2) trả cho ông H nên ông H không đồng ý. Vì vậy, ông H khởi kiện.

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Công P1 và ông Nguyễn Công H3 về việc tranh chấp thừa kế tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm đã không tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, không phát hiện những người liên quan đang sinh sống trên tài sản bao gồm: anh N và chị K là cháu của bà T.

Sau bản án sơ thẩm, nguyên đơn ông H và người có quyền lợi liên quan ông H3, ông P1 kháng cáo toàn bộ bản án.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông H3 và ông P1. Riêng đối với số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1.225.500.000 đồng mà cụ Nguyễn Văn Đ và ông Nguyễn Thiện H đã nhận ngày 28/9/2006 từ bà T, nếu ông H3, ông P1 và những người thừa kế khác của cụ Đ, cụ T3 có tranh chấp với nhau về số tiền

55

cụ Đ và ông H đã nhận thì có quyền khởi kiện tranh chấp thừa kế bằng vụ án khác. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm đã không thực hiện đúng thủ tục tố tụng, không đưa toàn bộ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2019/DS-ST ngày 26/4/2019 của Tòa án nhân huyện K, tỉnh Đăk Lăk.

Nhận xét: Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người

đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng. Nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất. Đồng thời khi thực hiện giải quyết vụ án Toà án phải thực hiện thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ theo đúng quy định của BLTTDS.

2.3.2. Toà án không áp dụng đúng pháp luật về thống nhất ý chí

Bản án số 151/2019/DS-PT ngày 25/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lắk về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”

Nội dung vụ án: Vợ chồng ông N chuyển nhượng cho ông M diện tích phần đất tái định cư của họ với giá 400.000.000 đồng, ông M đã cọc 380.000.000 đồng. Trong thời gian chờ đợi công ty P giao khoán thì ôn N còn yêu cầu ông M chuyển vào tài khoàn công ty P số tiền 324.490.000 đồng làm thủ tục cấp sổ cho ông N rồi ông N làm thủ tục chuyển sang ông M. Tuy nhiên, vợ chồng ông N không hoàn tất thủ tục sang tên. Vì vậy, ông M khởi kiện yêu cầu ông N và N1 tiếp tục thực hiện hợp đồng.

56

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông M đối với ông N, bà N1. Tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa ông M với ông N, bà N1 bị vô hiệu: Buộc ông N, bà N1 cùng có nghĩa vụ hoàn trả cho ông M 380.000.000đồng và bồi thường thiệt hại 291.450.100 đồng, tổng cộng là 671.450.100 đồng. Buộc Công ty P hoàn trả cho ông M 324.490.000 đồng.

Sau bản án sơ thẩm, lần lượt bị đơn ông N, nguyên đơn ông M, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện kháng cáo.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: thỏa thuận đặt cọc này đã vi phạm điều cấm của luật nên đã bị vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117, Điều 122 và Điều 123 BLDS năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông N, bà N1 với ông M theo “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật. thỏa thuận đặt cọc này đã vi phạm điều cấm của luật nên đã bị vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117, Điều 122 và Điều 123 BLDS năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông N, bà N1 với ông M theo “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông M; Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông N và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện A, tỉnh Đắk Lắk; Sửa bản án dân sự cấp sơ thẩm đã tuyên. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông M đối với ông N, bà N1. Tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông M với ông N và bà N1 “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu.

Nhận xét: Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán

nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan

57

nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này, phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc

không phải chịu phạt cọc.

2.3.3. Việc xét xử tại toà án thường tốn kém và mất nhiều thời gian

Bản án số 140/2019/DS-PT ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc “Tranh chấp “thừa kế tài sản, đòi quyền sử dụng đát, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy GCNQSDĐ, bồi thường thiệt hại về tài sản”

Nội dung vụ án: Tài sản do bố mẹ tạo lập, sau khi chết để lại. Sau khi bố mẹ chết, anh Th và bà S tự ý làm thủ tục đến đứng tên và chuyển nhượng cho người khác, chưa có sự đồng ý của tất cả anh em. Vì vậy, ông L, bà D, bà M, bà L1 yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng, GCNQSDĐ, chia di sản thừa kế.

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Phước L, bà Huỳnh Thị D, Huỳnh Kim L1 và Huỳnh Thị Ngọc M về chia thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp diện tích 3.888m2 (đo đạc thực tế là 3.943m2) tọa lạc tại xã B Ch, huyện C Ph và đất Lnk diện tích 2.559,8m2, tọa lạc tại thị trấn B C, huyện T T do ông Huỳnh Văn tr để lại.

Sau đó, ông L, bà M, bà D, bà L1 ủy quyền cho ông B1 kháng cáo toàn bộ bản án.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà D, bà M và bà L1 yêu cầu được chia di sản thừa kế phần đất diện tích 12.096m2 (đo đạc thực tế là 13.070m2). Không chấp nhận yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 13/11/2003 giữa ông L2 với ông Th và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông L2, bà N1 là có căn cứ, phù hợp với Án lệ số 16/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

58

thông qua ngày 14/12/2017. Di sản thừa kế của cụ tr được chia cho bà Ph, bà L1, bà M, bà D, ông Th, ông T2, ông L, ông Đ mỗi người được chia một kỷ phần có giá trị 14.094.000đ.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông H Phước L, bà H Thị Ngọc M, bà H Thị D và H Kim L1. Sửa Bản án dân sự cấp sơ thẩm đã tuyên.

Nhận xét: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng

thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng. Hơn nữa việc giải quyết vụ án qua các cấp sơ thẩm, phúc thẩm thậm chí tái thẩm hoặc giám đốc thẩm sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí.

2.3.4. Nhận thức của các Toà khác nhau trong việc giải quyết tranh chấp

hợp đồng vô hiệu

BLDS năm 2015 có quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại rất nhiều giao dịch dân sự không đảm bảo về điều kiện có hiệu lực theo quy định. Vậy, hậu quả pháp lý của những giao dịch này như thế nào, có bắt buộc phải giải quyết cùng với tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không. Theo quy định tại Điều 131 của BLDS thì khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh sau khi giao nhận tài sản, ngoài việc trả lại tài sản còn phải giải quyết những vấn đề phát sinh là sự thay đổi của tài sản, hoa lợi, lợi tức của tài sản,

59

bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, các bên đương sự mặc dù đã được Tòa án giải thích về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ đã làm rõ hơn nội dung này theo đó, “Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 5 của BLTTDS quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu

cầu đó”.

Như vậy, quy định về việc Tòa án có thể giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không đồng thời giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu là có cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhận thức khác nhau trong quá trình giải quyết và còn có rất nhiều bản án của cấp sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy với lý do tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không đồng thời giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu.

Ví dụ 1: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bị đơn

tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã lập biên bản làm việc giải thích

60

hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu nhưng các đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu. Bản án cấp sơ thẩm quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu. Nguyên đơn có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm với lý do cấp sơ thẩm tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố giao dịch dân sự là có căn cứ, tuy nhiên không giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu nên chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

Ví dụ 2: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố giao

dịch dân sự vô hiệu. Bị đơn có đơn yêu cầu độc lập yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn rút yêu cầu độc lập. Bản án sơ thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu và đình chỉ yêu cầu độc lập của bị đơn, tuyên quyền khởi kiện lại vụ án cho bị đơn. Bị đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm và đề nghị cấp phúc thẩm xem xét hủy toàn bộ bản án. Bản án phúc thẩm phân tích nhiêu vi phạm của cấp sơ

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)