Hiệu lực của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 46)

1.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng

Thống nhất ý chí giao kết hợp đồng có hậu quả pháp lý là xác lập quan hệ hợp đồng, nghĩa là hợp đồng đó phải có hiệu lực pháp luật. Pháp luật luôn đặt ra các điều kiện để cho hợp đồng có hiệu lực, nghĩa là hợp đồng muốn có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện đó.

30

Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng liên quan tới: (i) Năng lực giao kết của chủ thể thống nhất ý chí giao kết hợp đồng; (ii) Tính tự nguyện của các chủ thể thống nhất ý chí giao kết hợp đồng; (iii) Mục đích và nội dung của thống nhất ý chí không trái trật tự công và đạo đức xã hội; (iv) Hình thức của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng phù hợp với qui định của pháp luật (nếu có).

Về năng lực của chủ thể thống nhất ý chí giao kết hợp đồng

Thống nhất muốn có hiệu lực trước hết phải xét tới chủ thể của ý chí đó có đủ năng lực để bày tỏ và thống nhất ý chí hay không. Tại Mục 1.2 ở trên đã nói tới chủ thể của thống nhất ý chí và chia chủ thể của thống nhất ý chí thành ba loại: cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác. Mỗi loại chủ thể này có những yêu cầu riêng của pháp luật. Nhưng chung qui lại là pháp luật muốn cá nhân phải có năng lực hành vi đủ mức để có thể tham gia thống nhất ý chí và mang lại quyền và nghĩa vụ cho bản thân họ. Việc đặt ra điều kiện này phụ thuộc vào lứa tuổi để bảo đảm cho chủ thể thống nhất ý chí có nhận thức và ý chí phù hợp với các loại giao dịch khác nhau.

Riêng đối với pháp nhân và các chủ thể khác là tổ chức, pháp luật đặt ra điều kiện để kiểm soát tính hợp pháp và thẩm quyền của các tổ chức đó. Lấy ví dụ: Điều 7, Luật Thương mại năm 2005 yêu cầu thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh mới được thực hiện thống nhất ý chí giao kết hợp đồng thương mại một cách hợp pháp. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng có qui định như vậy.

Trong thống nhất ý chí giao kết hợp đồng, chủ thể có thể tự mình tham gia hoặc thông qua người đại diện, đặc biệt nếu là pháp nhân thì hoạt động chắc chắn phải thông qua người đại diện. Vậy đại diện cũng phải tuân thủ theo các điều kiện về năng lực của pháp luật. Khi một người ở trong tình trạng tâm thần, tuỳ vào mức độ bệnh tật họ được coi là không có năng lực hành vi hoặc thiếu năng lực hành vi. Hợp đồng được ký kết với người không có năng

31

lực hành vi về nguyên tắc là vô hiệu tuyệt đối vì thiếu mất sự thống nhất ý chí. Đối với người thiếu năng lực hành vi, thông thường họ chỉ có thể tự thiết lập những hợp đồng mua bán phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cá nhân. Người mắc chứng nghiện rượu hoặc một số chất kích thích khác cũng được coi là thiếu năng lực hành vi.

Nguồn gốc của đại diện có thể xuất phát từ ý chí của nhà nước (đại diện theo pháp luật) hoặc từ ý chí của các đương sự (đại diện theo sự uỷ quyền). Đại diện theo pháp luật xuất hiện trong trường hợp chủ thể của hợp đồng không thể tự thực hiện được các nghĩa vụ của hợp đồng. Đại diện là việc một người hành động vì lợi ích của người khác theo chỉ dẫn của họ. Người đại diện được xem là một công cụ của người được đại diện trong việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng do đó pháp luật chỉ quan tâm đến năng lực hành vi của chủ thể hợp đồng mà không xem xét năng lực hành vi của người đại diện. Điều đó có nghĩa là một người hoàn toàn có thể chọn lựa một người không có năng lực hành vi đại diện cho mình tham gia quan hệ hợp đồng. Nhưng khi chọn lựa người không có năng lực làm đại diện thì anh ta phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi của người đại diện liên quan đến quan hệ hợp đồng với người thứ ba. Quyền đại diện trong trường hợp này là khả năng của người nhận uỷ quyền được người uỷ quyền trao để tham gia giao dịch, nó thể hiện ở phạm vi đại diện đã được xác định trong thoả thuận uỷ quyền (phạm vi đại diện sẽ không được xem xét nếu người đại diện không đủ năng lực hành vi bởi lúc đó người được đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm với mọi nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó). Quyền đại diện có thể là một quyền đại diện đặc biệt, hạn chế vào một hoặc vài hành vi, hoặc là một quyền đại diện tổng quát. Người nhận uỷ quyền chỉ đại diện trong phạm vi uỷ quyền và tham gia giao dịch vì lợi ích của người được đại diện. Tương tự, người uỷ quyền cũng chỉ chịu trách nhiệm về những giao dịch của người nhận uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền. Sẽ không có gì phải bàn nếu người nhận uỷ quyền hành động đúng

32

với phạm vi uỷ quyền. Nhưng nếu người nhận uỷ quyền đã hành động vượt ra ngoài giới hạn quyền đại diện của mình thì quyền lợi của người thứ ba (là người tham gia kết ước với người nhận uỷ quyền) không phải lúc nào cũng được bảo vệ như nhau. Nếu người thứ ba ngay tình và đã cẩn thận dự liệu những biện pháp đề phòng thông thường thì người uỷ quyền vẫn bị ràng buộc bởi sự cam kết của người nhận uỷ quyền. Lý thuyết này được giải thích rằng người uỷ quyền khi lựa chọn người để uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Do đó, nếu người nhận uỷ quyền có hành động ngoài ý chí của người uỷ quyền mà bên thứ ba không thể biết và không thể tránh được thì người uỷ quyền vẫn phải chịu trách nhiệm với giao dịch được thiết lập với người thứ ba đó. Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu người nhận uỷ quyền hành động ở những lĩnh vực mà người uỷ quyền chưa bao giờ uỷ quyền thì người thứ ba chỉ có thể ràng buộc nghĩa vụ hợp đồng với người nhận uỷ quyền, trong trường hợp này bên thứ ba được cho là có lỗi vì đã cẩu thả.

Về tính tự nguyện của các chủ thể thống nhất ý chí giao kết hợp đồng

Tự do ý chí là nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng được xác lập không xuất phát từ sự tự nguyện của các bên thì không thể ràng buộc nghĩa vụ cho các bên. Như vậy, những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tính tự nguyện của giao dịch sẽ khiến cho các giao dịch đó vô hiệu.

Lừa dối: Lừa dối là sự cố ý của một bên nhằm tạo ra cho bên kia những

sự nhầm lẫn, đánh giá sai lệch từ đó tiến tới giao kết hợp đồng, mà nếu không có sự lừa dối đó thì không có thống nhất ý chí giao kết hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam, nếu một bên không phải là các bên trong hợp đồng có hành vi lừa dối một bên của hợp đồng khiến họ tham gia quan hệ hợp đồng thì bên bị lừa dối vẫn có quyền yêu cầu hủy hợp đồng do vô hiệu. Mục đích của quy định vô hiệu do lừa dối là nhằm bảo vệ lợi ích của bên bị lừa dối, đồng thời chống lại bên có hành vi lừa dối. Ở khía cạnh bảo vệ bên bị lừa dối, do họ bị lừa dối nên mới có nhận thức sai về vấn đề dẫn đến tham gia giao kết.

33

Nhầm lẫn: Nhầm lẫn là sự nhận định không chính xác về cái có thật hay sự đánh giá sai về thực tế khách quan. Sự nhầm lẫn là nguyên nhân dẫn đến việc ký kết hợp đồng. Khi thỏa thuận có sự nhầm lẫn thì hợp đồng được thiết lập có thể không thể hiện được ý chí thực của các bên.

Đe dọa: Đe dọa được hiểu là hành vi của một người tác động vào ý chí

của một người khác làm cho người đó phải miễn cưỡng tuân theo sự sắp đặt hay ý muốn của mình. Hợp đồng được thiết lập từ sự đe dọa sẽ không thể hiện được tự do ý chí của các bên nên không thể phát sinh hiệu lực.

Về mục đích và nội dung của thống nhất ý chí không trái trật tự công và đạo đức xã hội

Để thống nhất ý chí giao kết hợp đồng có hiệu lực thì nhất thiết sự thống nhất ý chí không được chống lại trật tự công và đạo đức xã hội. Khi tự do ý chí có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, người ta thiết lập ra những quy tắc xử xự để hạn chế tự do đó nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng. Những quy tắc xử xự này được gọi là trật tự công. Cũng như vậy sự thống nhất ý chí không thể chống lại đạo đức xã hội. Pháp luật trước hết sinh ra là để bảo đảm sự tồn tại chung của xã hội. Do đó chống lại trật tự công và đạo đức xã hội thì pháp luật không thể chấp nhận và pháp luật có nhiệm vụ ngăn cản những thống nhất ý chí giao kết hợp đồng chống lại trật tự công và đạo đức xã hội.

Về hình thức của thống nhất ý chí giao kết hợp đồng

Thống nhất ý chí giao kết hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Nhưng pháp luật có thể qui định về một hình thức nào đó buộc thống nhất ý chí giao kết một loại hợp đồng nhất định nào đó phải theo để bảo vệ chứng cứ hay sự rõ ràng của thống nhất ý chí… Pháp luật cũng có thể qui định thống nhất ý chí phải theo một trình tự thủ tục nhất định như mua bán bất động sản… Khi xảy ra tranh chấp, nếu hợp đồng được thiết lập từ lời nói hoặc hành vi cụ thể của mỗi bên thì thật

34

khó để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng vì rất khó chứng minh được ý định giao kết của các bên. Để đảm bảo tính an toàn trong các giao dịch, bảo vệ lợi ích của bên thứ ba, trong một số trường hợp, nhà làm luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản. Ưu thế của hình thức văn bản so với các hình thức trên là ở tính hiện hữu của nó. Khi các bên thực hiện hành vi ký kết vào hợp đồng, ý định giao kết của họ đã được xác định bởi phương tiện hữu hình nhất và khi xảy ra tranh chấp, sẽ là căn cứ quan trọng để tòa án giải quyết. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, hình thức văn bản không đơn thuần tồn tại ở dạng giấy tờ mà còn phát triển dưới các hình thức khác như: fax, email... Tính an toàn của hình thức hợp đồng càng trở nên quan trọng khi mức độ rủi ro của giao dịch tăng lên cùng với nguy cơ đe dọa về thiệt hại lớn hơn. Mặc dù không có quy định cụ thể, các bên trong hợp đồng mua bán thường ưu tiên lựa chọn hình thức văn bản khi thiết lập hợp đồng.

Thời điểm thống nhất ý chí giao kết hợp đồng hoàn thành khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị. Pháp luật Việt Nam không quy định hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng song vụ, hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng thể hiện bằng văn bản, hoặc lời nói căn cứ vào Điều 400 BLDS năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng đơn vụ, chấp nhận giao kết hợp đồng thể hiện bằng hành vi, chẳng hạn như bên được hứa thưởng chỉ cần thực hiện hành động theo yêu cầu của bên hứa thưởng coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mà không cần đưa ra câu trả lời chấp nhận bằng ngôn ngữ. Giao dịch thực hiện trên phương tiện điện tử, lời chấp nhận số hóa có giá trị pháp lý tương đương. Trường hợp đặc biệt, các bên có thỏa thuận về “sự im lặng” như một thói quen thương mại hoặc dựa trên mối quan hệ lâu bền cũng được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho đến hết thời hạn thỏa thuận (qui tacet consentire videtur).

35

“Sự im lặng” mang nghĩa không đưa ra tuyên bố từ chối lời đề nghị hay không hành động (bất tác vi) của bên được đề nghị trong thời hạn được nêu - bản thân chúng không nên được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ nguyên tắc của châu Âu về Luật Hợp đồng (PECL, 2:204), Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2010 (PICC, 2.1.6), Công ước Viên 1980 (CISG, 18), pháp luật Việt Nam tương đồng ở điểm này, duy nhất không thể hiện rõ trong câu từ “sự im lặng” về mặt ngôn ngữ hay hành động, chẳng hạn bên mua thực hiện thanh toán không cần thông báo chấp nhận đề nghị.[36]

Hợp đồng mua bán hàng hóa hết hạn, bên mua gửi thông báo cho bên bán về việc gia hạn hợp đồng, bên bán trả lời các điều kiện gia hạn bán hàng và nhắn gửi đợi bên mua trả lời cho hết ngày 15/11. Bên mua im lặng vì không chấp nhận một số điều khoản, hợp đồng cũ hết hạn. Ngày 15/11 bên mua gửi đơn hàng mới nhưng bên bán không trả lời, cũng không giao hàng vào thời gian yêu cầu. Vụ việc tranh chấp thương mại đòi hỏi “sự im lặng” ở đây phải được các bên thỏa thuận trước bằng lời nói, văn bản theo Khoản 2 Điều 400 BLDS năm 2015, hợp đồng mới không hình thành bên bán không vi phạm. Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2010 (PICC 2.1.6) chỉ ra rằng, nếu bên đề nghị - bên bán chủ động đưa ra đề nghị ký kết hợp đồng tiếp theo, không cần thông điệp chấp nhận của bên mua - bên mua im lặng, hai bên đã giao kết hợp đồng tiếp theo, trong tình huống trên, bên bán vi phạm hợp đồng. Đáp ứng sự ràng buộc về mặt ý chí, có chứng cứ chứng minh thỏa thuận “im lặng” của các bên, hay không cần xét đến chứng cứ, trong giao dịch các bên ngầm ngụ ý về sự im lặng là đồng ý giao dịch đã rẽ hai hướng giải quyết khác nhau cho một sự kiện pháp lý, mặc dù pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia khác quy định là như nhau. Tòa án thương mại Pháp xử lý vụ việc Sté Calzados Magnanni v. SARL Shoes General International ngày 21/10/1999 viện dẫn Điều 18A3 Công ước Viên 1980 nhận

36

định, người bán biết ý định người mua tham gia giao kết, mối quan hệ thực tiễn trước đó giữa hai bên dẫn đến kết luận bên mua im lặng là chấp thuận, bên bán chịu trách nhiệm bồi thường.[36]

Nói tóm lại, nếu vi phạm về hình thức nhưng không gây thiệt hại cho lợi ích của người thứ ba, hoặc lợi ích chung của cộng đồng thì cho dù hợp đồng bị xem là không có hiệu lực, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nếu muốn. Điểm cần lưu ý là, khi đó, hợp đồng chỉ có hiệu lực tương đối giữa các bên tham gia giao kết mà không có giá trị đối với người thứ ba, nói cách khác, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ.

1.3.2. Thống nhất ý chí giao kết hợp đồng vô hiệu

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí. Khi xem xét đến yếu tố thỏa thuận hay ưng thuận, cần kiểm tra liệu ý chí hai bên đã thống nhất (gặp nhau) hay chưa và nếu đã có sự thống nhất rồi, liệu sự thống nhất đó có bị khiếm khuyết hay không. Vì sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa sẽ khiến cho sự ưng thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng không còn chính xác nữa nên đây là những nguyên nhân khiến cho hợp đồng có thể vô hiệu

Thống nhất ý chí giao kết hợp đồng vô hiệu thực sự là hợp đồng đã

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)