Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh thống nhất ý chí trong giao kết

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 50)

VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng giao kết hợp đồng

Luật hợp đồng là luật tư trong hệ thống pháp luật. Nó là trung tâm quan trọng của luật tư, nghĩa là các ngành luật tư đều có luật hợp đồng làm trung tâm điểm.

Trong ngành luật dân sự điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, thì ngoài vấn đề nhân thân ra, hợp đồng là một căn cứ chủ yếu để làm phát sinh, phát triển, thay đổi và chấm dứt các quan hệ tài sản. Do đó phần lớn nhất của BLDS năm 2015 (Phần thứ ba) có phần lớn là các điều luật nói về hợp đồng.

Ngành luật thương mại điều chỉnh hành vi thương mại (được gọi là hoạt động thương mại) là chủ yếu do đó hầu hết là các qui định về hợp đồng. Điều 1, Luật Thương mại năm 2005 qui định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”.

41

Điều 3 (khoản 1), Luật Thương mại năm 2005 giải thích: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm

mục đích sinh lợi khác”. Như vậy mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu

tư, xúc tiến thương mại… đều là các loại hợp đồng khác nhau ở góc độ pháp luật. Vậy là toàn bộ luật thương mại là luật hợp đồng

Ngành luật lao động có chế định hợp đồng lao động là chế định lớn nhất và là trung tâm của ngành luật lao động vì hợp đồng lao động là căn cứ chủ yếu và như là duy nhất làm phát sinh ra quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 3, khoản 7) định nghĩa:

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng

lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”. Điều 7

(khoản 1), Bộ luật Lao động 2012 qui định rõ về bản chất hợp đồng và nguyên tắc thỏa thuận, thống nhất ý chí trong quan hệ lao động là: “Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp

của nhau”.

Tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí mà các ngành luật tư nói trên dựa vào làm nền tảng, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 qui định quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự trong các tranh chấp dân sự như sau:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”.

42

Nguyên tắc này là nguyên tắc xuyên suốt, nền tảng của luật tố tụng dân sự vì nó phải theo nguyên tắc của các ngành luật nội dung nói trên. Nguyên tắc nền tảng này có nội dung trong luật nội dung nói trong Điều 3 (khoản 2), BLDS năm 2015 như sau: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể

khác tôn trọng”. Như vậy tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng phải được biểu

hiện bằng thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng được pháp luật nước ta thể hiện rất công phu, rõ ràng và nhất quán từ đầu đến cuối. Hiểu sâu hơn là hệ thống pháp luật bao giờ luôn tồn tại hai khái niệm “quyền” và “nghĩa vụ”. Trong các qui định về hợp đồng, chúng ta chủ yếu nghiên cứu phần nghĩa vụ, như là một cơ sở để giao kết và thực thi hợp đồng. Nghĩa vụ bao gồm hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý và hiệu lực của luật. Trong hành vi pháp lý lại chia ra hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng. Những qui định này lại thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, bao gồm các phần: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Do đó luật dân sự luôn luôn được coi là gốc của luật tư. Hiểu như vậy, pháp luật của nước ta không có đạo luật riêng về hợp đồng, mà hợp đồng được điều chỉnh ở nhiều ngành luật khác nhau, quan trọng nhất là Bộ luật dân sự và Luật thương mại, những loại hợp đồng đặc thù thì được điều tiết ở các đạo luật chuyên biệt (lấy ví dụ như Luật kinh doanh bất động sản, Luật xây dựng...). Do đó cấu trúc hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam tương đối phức tạp, chỉ khi pháp luật đã có sự thống nhất một cách hệ thống thì cấu trúc của nó mới dần được định hình rõ nét hơn.

Pháp luật hợp đồng của nước ta lại trải quan nhiều thời kỳ như thời kỳ không thống nhất, thời kỳ thống nhất luật hợp đồng. Thời kỳ không thống nhất là thời kỳ trước khi ra đời BLDS năm 2005, có nhiều đạo luật về hợp

43

đồng chống chéo, mâu thuẫn với nhau như BLDS năm 1995, Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Đến khi BLDS năm 2005 được Quốc hội thông qua đến thời kỳ thống nhất của luật hợp đồng vì bãi bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. BLDS năm 2005 quy định có tính chất luật chung về hợp đồng trong tạo niềm tin lớn hơn và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc áp dụng pháp luật. Các qui định về “Hợp đồng dân sự” được áp dụng cho cả hợp đồng kinh tế, thương mại, các quy định trong này đều hướng đến những vấn đề chung mà bất cứ loại hợp đồng nào cũng gặp phải và cần sự điều tiết của pháp luật.

Luật HNGĐ cũng có quy định về thống nhất ý chí đó là thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn là một quy định khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người dân Việt Nam thường không quan tâm tới việc lập thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn. Việc thỏa thuận văn bản phân chia tài sản trước khi kết hôn cũng là một cách thức nhằm hạn chế tranh chấp về tài sản cho sau này. Nếu được thực hiện đúng thì chế độ chia tài sản trước hôn nhân sẽ tạo ra một bản hợp đồng hôn nhân bởi ở đó mọi thứ khá rõ ràng và sòng phẳng. Chế định này có thể bảo vệ quyền lợi của các bên nhưng liệu có bảo vệ và xây dựng được hôn nhân bền vững?

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Theo Điều 47 Luật HNGĐ năm 2014 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tóm tắt một cách ngắn gọn là trước khi 2 người đi đăng ký kết hôn, 2 người có thể lập một văn bản thỏa thuận về tài sản nào của riêng vợ, tài sản nào của riêng chồng và tài sản nào sẽ là của chung hai vợ chồng. Khi xác lập thỏa thuận này, đồng nghĩa với việc có sự chứng kiến của Pháp Luật để đảm bảo quyền lợi cho hai bên khi có rủi ro xảy ra. Tất nhiên đây là điều không ai mong muốn.

44

Phát huy tinh thần đó BLDS năm 2015 xây dựng nền tảng thống nhất và vững chắc của luật hợp đồng, nhất là phần chung cua hợp đồng trong đó có

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)