Về cơ chế phối hợp trong giải quyết các tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 101 - 102)

Qua thực tiễn xét xử cho thấy việc phối hợp giữa tòa án với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hành chính thường không mấy hiệu quả. Các cơ

quan chuyên môn như cơ quan tài nguyên môi trường, nhà đất, hải quan, lưu trữ, xuất nhập cảnh, UBND... là nơi thường nắm giữ những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp nhưng nhiều khi cán bộ các cơ quan này thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của đương sự; thậm chí có trường hợp tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ còn gặp trở ngại. Vì vậy, cần có một cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả đối với các trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ tài liệu, chứng cứ của vụ án mà thiếu sự hợp tác hoặc không cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật.

Tại các địa bàn cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk nên thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong đó có tranh chấp đất đai. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm cung cấp giấy tờ hồ sơ, chứng cứ liên quan cho tòa án, viện kiểm sát làm rõ nội dung các vụ án tranh chấp. Đồng thời xác định rõ cán bộ, công chức cụ thể có nghĩa vụ cung cấp và mức độ chịu trách nhiệm về tính xác thực, đầy đủ hoặc cố tình trì hoãn, không thực hiện nghĩa vụ. Mặt khác, phía tòa án đối với những vụ việc phức tạp cần phải liên hệ nhiều cơ quan để xác minh, thu thập chứng cứ và thực hiện các nghiệp vụ khác nên phối hợp hoặc thông qua Hội đồng tư vấn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)